Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đắp gừng trộn mật ong chữa cua kẹp, người đàn ông bị nhiễm trùng huyết nguy kịch

MangYTe - Một người đàn ông bị cua biển kẹp ở cẳng chân, tự đắp Thu*c kiểu dân gian, sau 3 ngày biến chứng sưng tấy viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết nguy kịch.

Đắp gừng trộn mật ong chữa cua kẹp, người đàn ông bị nhiễm trùng huyết nguy kịch - Ảnh 1.

Bệnh nhân được chỉ định lọc máu liên tục cấp cứu - Ảnh: BVCC

Bệnh nhân là ông v.v.l. (58 tuổi, ở tỉnh bạc liêu), được bệnh viện địa phương chuyển đến bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ cấp cứu trong tình trạng choáng nhiễm trùng, viêm mô tế bào cẳng chân phải, suy hô hấp nặng đã được đặt nội khí quản thở máy.

Gia đình cho biết 3 ngày trước khi nhập viện, ông l. bị vết thương ngoài da vùng cẳng chân do bị cua nuôi kẹp. ông đã tự đắp gừng trộn với mật ong lên vết thương để chữa theo kinh nghiệm dân gian.

Tuy nhiên vết thương ngày càng sưng tấy làm ông sốt cao, mệt và khó thở nên nhập bệnh viện địa phương. Theo chẩn đoán tại đây, bệnh nhân có tiền sử dùng Thu*c giảm đau, kháng viêm thường xuyên (do bệnh lý thoái hóa đa khớp khoảng 10 năm nay) và nhiều loại Thu*c đông y dân gian khác.

Tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị biến chứng viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết do đắp Thu*c không rõ nguồn gốc vào vết thương.

Bệnh nhân được lọc máu liên tục cấp cứu và sử dụng kháng sinh phổ rộng theo phác đồ. Sau 4 ngày điều trị tích cực, hiện bệnh nhân đã ngưng thở máy, tỉnh táo, đang được theo dõi điều trị tiếp tục.

Bác sĩ Dương Thiện Phước - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết cua biển kẹp thường gây đau, bầm tím hoặc chảy máu...

Khi bị kẹp, cần bình tĩnh tách cua ra, sau đó rửa sạch vết thương bằng nước sạch, loại bỏ các dị vật bên trong vết thương. Dùng bằng các loại nước sát trùng như nước muối, oxy già rửa vết thương và băng ép lại nếu vết thương chảy máu nhiều. Tuyệt đối không nên tự ý đắp các loại Thu*c nam, Thu*c bắc lên vết thương.

Trường hợp vết thương quá đau, sưng nóng, sốt, cần đến bệnh viện để kiểm tra.

Ngộ độc nặng do đắp Thu*c Nam chữa rắn cắn

TTO - Ngày 3-12, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai cho biết đang tiếp tục theo dõi trường hợp anh P.H.T., 34 tuổi (ngụ xã Phú Xuân, huyện Tân Phú) bị ngộ độc nặng do rắn lục đuôi đỏ cắn, nhưng lại được sơ cứu bằng Thu*c Nam.

T. LŨY

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/dap-gung-tron-mat-ong-chua-cua-kep-nguoi-dan-ong-bi-nhiem-trung-huyet-nguy-kich-20210104110634674.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Tây Ban Nha, Úc, và Colombia cho thấy những người đàn ông đẹp trai thường có chất lượng tinh dịch kém.
  • Dùng da đàn ông để chữa vô sinh là một bước tiến mới trong quá trình điều trị vô sinh, mang lại hi vọng làm bố cho những người đàn ông vô sinh do tinh trùng có vấn đề.
  • Xuất tinh ngoài vẫn có thể có thai, thời điểm thụ tinh có thể “chọn con trai, con gái” hay sau tuổi 40, đàn ông sẽ giảm khả năng sinh sản.
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Hiện tại có loại Thu*c nào có thể ngăn cho việc bị tái lại không? Con tôi ăn uống chung với mẹ có bị lây không.
  • Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...
  • Để phối hợp với tân dược trong giai đoạn điều trị, phòng bệnh và chống tái phát bệnh viêm phế quản mạn tính, một trong những phương cách độc đáo của Đông y đó là sử dụng mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và rẻ tiền. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY