Bệnh thường gặp hôm nay

Đau bụng trong thai kỳ: Cẩn thận mất con!

Nếu mẹ bị đau bụng đi kèm với các hiện tượng khác như chuột rút, ra huyết, sốt, ớn lạnh, tăng dịch tiết *m đ*o hay khó chịu khi đi tiểu thì nên đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt.

Đau bụng là triệu chứng khá nhiều mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ. triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong số đó một số nguyên nhân có thể gây nguy hiểm lớn cho mẹ bầu. do vậy, việc nhận biết các nguyên nhân này để có biện pháp xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng. dưới đây là những nguyên nhân phổ biển nhất của việc đau bụng và khó chịu trong thời kỳ mang thai mà mẹ nên chú ý cảnh giác:

Mang thai ngoài tử cung

Khi mẹ mang thai ngoài tử cung, nghĩa là trứng được thụ tinh có thể nằm ở trên ống dẫn trứng hay một vị trí khác không trong tử cung của mẹ. lúc này, chúng gây ra các cơn đau bụng co thắt. đi kèm với tình trạng đau bụng, mẹ có thể bị chuột rút. tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mẹ có thể sẽ bị đe dọa tới tính mạng. chính vì vậy, nếu mẹ bị đau bụng hay đau tại vùng chậu, ra máu ở dạng màu đỏ hay nâu, đau nặng hơn khi di chuyển hay ho thì nên nhanh chóng đi khám bác sỹ nhé!

dau bung trong thai ky: can than mat con! - 1

Mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mẹ có thể sẽ bị đe dọa tới tính mạng. (Ảnh minh họa)

Sẩy thai

Thai nhi nếu ch*t trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ thì được gọi là sẩy thai. lúc này mẹ sẽ bị ra máu, đau bụng trong một khoảng thời gian ngắn hay trong vài ngày, cơn đau có thể quặn lên hoặc kéo dài. nếu có những triệu chứng này mẹ nên ngay lập tức đi khám để được xử lý sớm nhất.

Sinh non

Nếu thai nhi được sinh ra trước tuần 37 của thai kỳ thì được gọi là sinh non. các cơn co thắt tử cung gây đau bụng cho mẹ bầu là dấu hiệu đầu tiên của việc sinh non. bên cạnh đó còn có một vài các dấu hiệu khác cho mẹ bầu dễ nhận biết như:

- Dịch ở V*ng k*n ra nhiều hơn, có lẫn máu, nhầy

- Xuất hiện máu ở *m đ*o

- Các cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên kèm theo hiện tượng chuột rút

- Áp lực lên xương chậu tăng, cảm thấy đau lưng và đau thắt lưng.

Bong nhau thai

Bong nhau thai là một tình trạng khá nguy hiểm khi các nhau thai tách ra từ tử cung một phần hay hoàn toàn trước khi em bé chào đời. Các dấu hiệu của hiện tượng này khá đa dạng. Nếu nhau thai bị đứt đoạn, mẹ có thể bị chảy máu đột ngột, tuy nhiên trong các trường hợp khác dấu hiệu này có thể rất mờ nhạt và dễ bị bỏ qua. Đi kèm với tình trạng đau bụng, mẹ có thể sẽ bị đau lưng, co thắt bụng thường xuyên và chuột rút.

Bong nhau thai có thể dẫn tới đau bụng, đau lưng, co thắt bụng thường xuyên và chuột rút. (Ảnh minh họa)

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng vô cùng nghiêm trọng xảy ra trong thai kỳ dẫn tới sự thay đổi trong mạch máu và ảnh hưởng tới một số cơ quan quan trọng bao gồm cả gan, thận, não và nhau thai. mẹ có thể được chẩn đoán tình trạng này nếu gặp phải tình trạng huyết áp cao sau 20 tuần mang thai và xuất hiện protein trong nước tiểu, gan hay thận. các triệu chứng có thể bao gồm sưng mặt hoặc bọng mắt, sưng nhẹ trong tay, sưng bàn chân và mắt cá chân. mẹ cũng có thể bị đau dữ dội hay đau ở vùng bụng trên, đau đầu trầm trọng, rồi loạn thị giác, buồn nôn và ói mửa.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang có thể bao gồm đau, khó chịu hay cảm giác nóng rát khi đi tiểu, khó chịu ở vùng chậu hay đau bụng dưới, tiểu tiện mất kiểm soát, nước tiểu có mùi hôi hay có màu lạ. nhiễm trùng bàng quang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng thận và sinh non. nếu nhiễm trùng đã lan tới thận, mẹ có thể gặp các triệu chứng sau: sốt cao, thường run, ớn lạnh hay ra mồ hôi, đau ở lưng dưới hay mạn dưới xương sườn, buồn nôn và nôn, hay thậm chí có mủ hoặc máu trong nước tiểu.

Trong thực tế, đau bụng trong thai kỳ không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm bởi đôi khi mẹ bị đau bụng do bị đầy hơi, táo bón hay đau dây chằng. tuy vậy, mẹ vẫn cần cảnh giác cao độ khi ngoài cảm giác đau bụng, mẹ còn có các triệu chứng khác như vừa kể trên.

Theo Linh Hương (Theo Babycenter) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/dau-bung-trong-thai-ky-can-than-mat-con-c85a260741.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY