Bé chào đời hôm nay

Đau đớn mẹ trẻ Tu tu vì “con quái vật” hầu hết chị em gặp phải sau sinh

Trầm cảm sau sinh không hề xa lạ như nhiều người vẫn nghĩ. Đó là con quái vật không ít bà mẹ đang phải âm thầm chiến đấu cùng hàng ngày.

Phụ nữ được tạo hóa ban cho thiên chức làm mẹ, điều đó thật thiêng liêng và đáng tự hào. Nhưng kèm theo thiên chức đó là những bệnh lý gặp phải liên quan đến thời kỳ sinh đẻ.

Một trong những bệnh lý đó là bệnh trầm cảm sau sinh, chiếm tỉ lệ khoảng 13% các bà mẹ sau khi sinh con. đặc biệt, cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, thời gian nghỉ ngơi không đủ đang khiến tỉ lệ mắc trầm cảm sau sinh đang có xu hướng tăng lên. vậy nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự nhận thức đầy đủ về căn bệnh này, vẫn nghĩ đó là "chuyện của người ta" mà không hề biết có thể chính người thân cận mình nhất đang âm thầm chống chọi với nó.

Gần đây, câu chuyện về một bà mẹ Tu tu do trầm cảm sau sinh đang thu hút được nhiều người chú ý trên mạng xã hội. câu chuyện được một người kể lại như sau:

"Chị họ mình vừa mất. Chị ấy đã tự chấm dứt cuộc đời mình ở tuổi 30, bỏ lại bố mẹ đầu tóc bạc phơ khắc khổ, bỏ lại người chồng với hai đứa con còn chưa biết thế nào là “cái ch*t”.

chị ấy bị trầm cảm sau khi sinh, nhưng đã không ai phát hiện ra, đến tận lúc chị Tu tu cũng không ai phát hiện ra. đau đớn không? xót xa không?

Từ khi lấy chồng, gia đình chị đã có một vài biến cố. Anh chồng là lái xe, nên dù rất yêu thương vợ, cũng chỉ biết cuối tháng đưa lương cho vợ mua sắm, nuôi con, chả có mấy thời gian trò chuyện tâm sự quan tâm.

dau don me tre tu tu vi “con quai vat” hau het chi em gap phai sau sinh - 1

Không ai hiểu những gì một bà mẹ sau sinh đang phải đối mặt với. (Ảnh minh họa)

Bố mẹ đẻ ở ngay cạnh nhà, nhưng em trai chị bệnh nặng, nên bố mẹ cũng tất tả ngược xuôi, lấy đây ra thời gian để ý. Em gái thì đi học, đi làm, rồi lấy chồng xa nhà, chỉ thỉnh thoảng mới có dịp về nhà thăm bố mẹ, thăm em trai, thăm chị. Bạn bè thì người nào cũng tất bật gia đình riêng, không ai ở bên cạnh mình mà chia sẻ hết mọi điều được.

Stress một mình. Suy nhược một mình. Trầm cảm một mình. Xoay sở một mình. Bế tắc một mình. Và rồi là cái ch*t.

Hôm trước gia đình mới phát hiện chị nợ nần một số tiền quá lớn, vì vay nặng lãi. Không ai biết chị làm gì. Chỉ biết tủ quần áo toàn là hàng hiệu, túi hàng hiệu, giày hàng hiệu. Mọi người trách móc chị ấy. Và đó là đêm cuối cùng chị ấy còn nghe được tiếng mọi người trách móc. Đến khi nhập áo quan rồi, người thân vẫn cứ đến bên quan tài mà kêu sao chị ngu ngốc thế, sao chị dại dột thế, sao chị nông nổi thế, sao chị không biết tính toán chi tiêu. Mà trong đó có cả mình. Thiên hạ hóng chuyện thì lời ra tiếng vào, toàn những lời khó nghe, giễu cợt.

Nhưng mà đến tối, khi mọi người trong nhà thu dọn lại toàn bộ tư trang của chị, mới phát hiện ra quần áo toàn chưa cắt tag. Túi giày còn nguyên hộp nguyên bill. Bao nhiêu năm không ai để ý chị mua gì, mặc gì, đeo gì, nên cũng chẳng ai thắc mắc. Để bây giờ phát hiện ra, xâu chuỗi lại mọi sự, ai cũng chỉ biết ngồi thừ ra, và khóc. Trách ai bây giờ? Trách để làm gì nữa?".

Kèm theo câu chuyện là những lời cảnh báo nâng cao nhận thức về căn bệnh tinh thần khó phát hiện nhưng để lại hậu quả khôn lường này.

dau don me tre tu tu vi “con quai vat” hau het chi em gap phai sau sinh - 2

Sau sinh, mẹ thường trải qua một giai đoạn căng thẳng, stress vì nhiều lý do. (Ảnh minh họa)

"Phụ nữ sau khi sinh là một lần “thay máu”, hoocmon suy giảm, sức khỏe giảm sút, hầu như ai cũng không tránh khỏi suy nhược thần kinh, và với những người đã bị suy nhược từ trước, rất dễ mắc trầm cảm.

Nghe nói cứ tầm 10 bà mẹ thì có 1 người mắc trầm cảm sau sinh. Thế nên, các bạn nữ, tốt nhất nên có sự chuẩn bị trước về tâm lý, để còn biết khống chế một phần những cảm xúc tiêu cực.

Còn các bạn nam, càng nên biết, để ở bên quan tâm, chia sẻ, nhẫn nhịn, chăm sóc cho vợ mình trong tương lai. Chứ dù có ở bên mà không có hiểu biết, thì dễ lại suy nghĩ sai lệch về những triệu chứng bệnh ấy, rồi trách móc, gây áp lực, khó chịu, làm nó trầm trọng thêm.

Chỉ cần dành ra tầm 1 giờ lên mạng thôi, các bạn đã có những hiểu biết cơ bản về chứng bệnh trầm cảm sau sinh, về triệu chứng, cách phòng ngừa, cách chữa trị nó rồi. Nên là các bạn, nhất là những bạn chưa hoặc mới lập gia đình, cả nam và nữ, hãy tìm hiểu về nó sớm. Một tiếng đồng hồ thôi, có khi cứu được cả một mạng người, cứu được cả mấy đời người. Các bạn ạ!".

Bên dưới những bài đăng trên mạng xã hội, nhiều mẹ bỉm sữa cùng chia sẻ hoàn cảnh tương tự của mình.

dau don me tre tu tu vi “con quai vat” hau het chi em gap phai sau sinh - 3

Trầm cảm sau sinh là câu chuyện không của riêng ai.

"Nói ra chắc nhiều người không tin, mình từng muốn giết con sau sinh. Mình sinh lần thứ hai rồi, chồng luôn bên cạnh động viên, chăm sóc, bố mẹ chồng cũng rất tâm lý nhưng không hiểu sao mình luôn cảm thấy mệt mỏi, đôi khi bực bội, ghét con lắm. May mắn chồng mình phát hiện sớm nên đưa đi điều trị. Mình không dám nghĩ nếu tiếp tục trầm cảm như vậy, mình sẽ làm ra điều gì nữa", một bà mẹ tâm sự.

Một bà mẹ khác cũng trong hoàn cảnh tương tự: "có khoảng thời gian mình nghĩ mình cũng đã bị trầm cảm, suy nghĩ cực đoan, muốn bỏ chồng. mình thích mua sắm, làm đẹp nhưng móng tay làm xong đang chắc tự nhiên lại ngồi bẻ hết đi mà không biết tại sao. nhiều lúc trách mình rồi chỉ muốn ch*t quách đi cho nhẹ nhõm. may mắn là có nhiều chị em trên mạng cùng chia sẻ, động viên nên không có kết cục xấu".

Tâm sự của hội chị em khiến nhiều người giật mình vì không thể ngờ trầm cảm sau sinh lại phổ biến và nghiêm trọng đến vậy.

Trên thực tế sau khi sinh, cơ thể có một sự thay đổi lớn về tâm, S*nh l*. Người mẹ trải qua một thời gian ở trong tâm trạng mong chờ con ra đời, vui mừng đón chào thiên thần bé nhỏ nhưng có một tỉ lệ khoảng 85% các bà mẹ có những cảm giác buồn thoáng qua, còn gọi là “baby blues” với những biểu hiện như có tâm trạng buồn và chán, khó khăn trong giấc ngủ, dễ bị kích thích, sự ngon miệng thay đổi, có vấn đề về sự tập trung chú ý.

dau don me tre tu tu vi “con quai vat” hau het chi em gap phai sau sinh - 4

Nhiều người vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về căn bệnh trầm cảm sau sinh. (Ảnh minh họa)

Những biểu hiện này thường gặp trong một vài ngày đầu sau khi sinh và tối đa kéo dài hai tuần do có sự thay đổi về hormone ngay sau sinh. Nhưng nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần thì sẽ biến thành trầm cảm sau sinh.

Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh cần được nghỉ ngơi nhiều để thoải mái tinh thần và hồi phục sức khỏe. chồng, người thân và bạn bè nên thường xuyên tâm sự, an ủi, động viên để người mẹ cảm thấy an tâm. khi phát hiện dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, người mẹ nên được đưa đến bác sĩ tâm lý để trị liệu, tránh để tình trạng bệnh trầm trọng hơn dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Theo Ngọc Linh (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/dau-don-ba-me-tu-tu-vi-con-quai-vat-hau-het-chi-em-gap-phai-sau-sinh-c85a356016.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY