Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường và cách phòng ngừa

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) dự đoán đến năm 2045 sẽ có 6,3 triệu người mắc bệnh, tăng 78.5%.

Nguy hiểm hơn nữa là tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa, rất nhiều người độ tuổi 25-30 mắc đái tháo đường mà không hay biết, thậm chí có những trường hợp trẻ 12, 13 tuổi bị đái tháo đường týp 2 đã được ghi nhận. Vì vậy điều quan trọng là cần biết những của bệnh để thăm khám và điều trị, kiểm soát bệnh.

Đái (ĐTĐ) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrat khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng và dễ bị người bệnh bỏ qua. Tuy nhiên, các dấu hiệu sau cảnh báo bạn đã mắc đái tháo đường.

Đi tiểu thường xuyên và hay khát nước: Nếu đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó, người bệnh còn rất hay khát nước và khô miệng. Đây không chỉ là dấu hiệu mất nước, mà còn mắc ĐTĐ týp 2.

Đói cồn cào: Do lượng insulin trong máu không ổn định nên các tế bào không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu.

Mệt mỏi: Mệt mỏi quá mức hoặc mạn tính là không được bỏ qua dù trong tình huống nào. Ở bệnh nhân ĐTĐ, cơ thể rất khó hấp thụ glucose dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Giảm thị lực: Mắt là một trong những bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bệnh ĐTĐ. Lượng đường trong máu cao khiến nhìn mờ, đặc biệt khi không kiểm soát được bệnh, gây giảm thị lực hoàn toàn.

Nhiễm trùng: Do vi khuẩn, virut, nấm phát triển tốt trong môi trường có lượng đường máu cao và nhiễm trùng là biểu hiện thường gặp. Nhiễm nấm *m đ*o Candida, nhiễm nấm ở da, nhiễm trùng đường tiết niệu là những thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ.

Tê hoặc ngứa các đầu chi: Bệnh ĐTĐ gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Tê hoặc ngứa ran có thể xảy ra nhiều lần và thường kèm theo cảm giác đau, viêm. Nếu vấn đề không được kiểm soát đúng mức, các tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn và gây nên những rối loạn nghiêm trọng khác.

Giảm hoặc tăng cân không có lý do: Người bị bệnh ĐTĐ không có khả năng sử dụng insulin, gây nên một số rối loạn nên dễ bị sụt cân nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn ngọt) và gây tăng cân.

Chậm liền sẹo: Do lượng đường trong máu cao đã làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, nên làm chậm liền sẹo.

Ăn nhiều salad, rau xanh, hoa quả sẽ giúp kiểm soát lượng dầu mỡ, đường trong máu.

Ngăn chặn tiền đái tháo đường chính là phòng ngừa ĐTĐ từ xa, điều này thực hiện bằng giải pháp quan trọng. Đầu tiên là giải pháp không dùng Thu*c, hay thay đổi lối sống, bằng cách bỏ rượu, ngưng hút Thu*c lá, luyện tập thể lực đều đặn, ăn uống hợp lý (giảm đường, giảm tinh bột, giảm chất béo trans, ăn nhiều rau xanh...). Nếu áp dụng đúng, 50% người tiền đái tháo đường sẽ không chuyển sang ĐTĐ. Dưới đây là những gợi ý:

Không nên bỏ bữa sáng: Những người ăn bữa sáng nhẹ ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người bỏ bữa ăn sáng. Bởi vậy, nếu muốn ngăn ngừa khả năng mắc bệnh tiểu đường, bạn chỉ cần tránh những thực phẩm giàu carbohydrate và tránh ăn quá nhiều dầu/mỡ trong bữa ăn sáng.

Giảm khẩu phần ăn: Để ngăn ngừa bệnh, hãy giảm ăn thịt, đặc biệt là những loại thịt đỏ. Nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, uống nước ngọt, đồ chiên rán và các loại thức ăn chế biến sẵn như: thịt xông khói, xúc xích...

Ăn nhiều salad, rau xanh, hoa quả: Ăn nhiều hoa quả, rau xanh trước bữa ăn sẽ giúp kiểm soát lượng dầu mỡ, đường trong máu.

Uống nhiều nước mỗi ngày: Theo các nhà nghiên cứu khoa học, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là phải uống nhiều nước và chia làm nhiều lần trong ngày. Lượng nước trung bình mà cơ thể uống mỗi ngày là 8 cốc.

Ăn các loại ngũ cốc: Ăn nhiều ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì, gạo nâu, yến mạch... không chỉ giúp bạn có một thân hình đẹp mà nó còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đái tháo đường týp 2, huyết áp cao và đột quỵ.

Giảm cân: Hay còn gọi là giảm trọng lượng cơ thể, giúp bạn đẩy lùi nguy cơ bị bệnh ĐTĐ.

Khám bệnh thường xuyên: Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.

Gia tăng hoạt động thể lực: Chơi thể thao đều đặn mỗi ngày, tập thể dục khoảng 1h/ngày, đi bộ từ khoảng 5.000 - 10.000 bước chân mỗi ngày, hoạt động thể lực giúp cân nặng ổn định, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và cũng đẩy lùi nguy cơ ĐTĐ xa hơn.

BS. Nguyễn Bích Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-canh-bao-dai-thao-duong-va-cach-phong-ngua-n151794.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY