Sức khỏe hôm nay

Dấu hiệu chỉ điểm bệnh tay-chân-miệng

Con trai tôi 3 tuổi, tôi phát hiện lòng tay cháu nổi những mụn nhỏ giống như bị rôm, cháu vẫn chơi bình thường, chỉ húng hắng ho. Xin hỏi đó có phải biểu hiện bệnh bệnh tay-chân-miệng?
Hoàng Thị Trang (Hà Nội)

Triệu chứng điển hình của bệnh tay-chân-miệng là phát ban dạng phỏng nước ở trong miệng, trong lòng bàn tay, bàn chân. Cụ thể: Giai đoạn ủ bệnh (từ 3-6 ngày), bệnh thường khởi phát với các triệu chứng như sốt, có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39-40oC, đau họng, chảy nước bọt nhiều, trẻ biếng ăn, có khi tiêu chảy vài lần trong ngày, đôi khi sờ thấy hạch ở cổ, ho, chảy mũi; Giai đoạn khởi phát sau 1-2 ngày, trẻ sẽ nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh là phát ban ở các vị trí đặc hiệu và loét miệng. Loét miệng: đó là những bóng nước có đường kính 2-3mm (ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi) vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét gây đau, vì thế trẻ sẽ biếng ăn, quấy khóc. Đồng thời xuất hiện các bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông (bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban). Ngoài các triệu chứng điển hình trên, bệnh có thể có triệu chứng không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần. Nếu bệnh nhẹ thường sau 7-10 ngày trẻ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp sốt cao, nhiều mụn có thể gặp biến chứng nặng... Trường hợp con bạn hiện nếu chỉ là sẩn đỏ ở tay thì cần theo dõi thêm. Tuy nhiên, cần phân biệt phát ban trong bệnh tay-chân-miệng với bệnh thủy đậu và bệnh sốt có phát ban khác. Vì vậy bạn nên tiếp tục theo dõi nếu có nghi ngờ bị tay-chân-miệng dù đang có dịch hay không cũng nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế.

 BS. Ngọc Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-hieu-chi-diem-benh-tay-chan-mieng-20568.html)

Tin cùng nội dung

  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Những ngày này, nhiều trẻ bị mắc thủy đậu, việc ăn uống đúng CÁCH, giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, TRÁNH biến chứng.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Theo PGS.TS Vũ Nam, thời kỳ phát bệnh cần kiêng: tắm nước lã, ăn gừng, hạt tiêu, đồ cay, mỡ dầu, thúc ăn ngọt đậm…
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Niệu đạo bị hẹp do biến chứng chữa phì đại tiền liệt tuyến 3 năm trước, cụ ông 75 tuổi tại TPHCM được bác sĩ sử dụng niêm mạc miệng để tạo hình niệu đạo.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY