Dấu hiệu không ngờ cảnh báo bạn mắc bệnh lao phổi
Mắc bệnh lao là do cơ thể đã nhiễm một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể có tên Mycobacterium Tuberculosis.
Sau một khoảng thời gian tùy vào sức khỏe người bệnh, có thể trong vài tuần cho tới vài năm, vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động và gây các triệu chứng bệnh.
Bệnh lao phát sinh khi cơ thể của chúng ta nhiễm một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể có tên Mycobacterium Tuberculosis. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở mọi bộ phận trên cơ thể, nhưng phổi là nơi bị thường bị chúng tấn công nhất.
Có tới 80% số ca nhiễm lao là lao phổi và 20% còn lại là các thể lao khác. Theo ước tính, có tới một phần ba dân số thế giới mang trong mình vi khuẩn lao. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ đều mắc bệnh lao, bởi vi khuẩn chỉ có thể phát triển thành bệnh nếu như hệ miễn dịch của chúng ta bị suy giảm, yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng và lây lan.
Cũng bởi lý do này mà bệnh lao thường phát tác khi người bệnh bị HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch khác. Ngoài ra, những người hút Thu*c lá hoặc làm việc trong môi trường khói bụi và độc hại cũng có khả năng bị lao cao hơn so với người bình thường. Lao có tỉ lệ Tu vong rất cao nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu kiên trì theo pháp đồ điều trị phù hợp.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao phổi1. Ho
Đây là biểu hiện của mọi bệnh phổi cấp và mãn tính, cũng như nhiều bệnh đường hô hấp khác. Nếu bạn bị ho liên tiếp kéo dài trên 3 tuần dù đã sử dụng kháng sinh và lý do ho không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi,… thì có khả năng bạn đã nhiễm lao. Ngoài ra, ho có thể là ho khan, ho ra đờm hoặc ho ra máu. Đây cũng là những triệu chứng thường gặp nổi bật nhất ở người bị lao phổi.
2. Đau ngực, khó thở
Tình trạng này gây ra do phổi bị tổn thương bởi trùng lao và do ho kéo dài gây ức chế lên phế quản.
3. Gầy, sút cân không rõ nguyên nhân
Đây là triệu chứng đặc trưng thường gặp ở người bị lao phổi.
4. Sốt
Người bệnh có thể sẽ bị sốt cao, hoặc sốt thất thường không rõ nguyên nhân, hoặc sốt nhẹ và hay gai lạnh về chiều. Nếu thấy sốt đi kèm với ho kéo dài như đã nói ở trên thì người bệnh nên đi xét nghiệm xem có phải bị bệnh lao hay không.5. Ra mồ hôi trộm
Đây là tình trạng rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến tăng tiết mồ hôi do vi khuẩn lao phổi gây ra.
6. Chán ăn, mệt mỏi triền miên
Các thể lao ngoài phổi khác như lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao ruột, lao xương khớp,… cũng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao đặc trưng khác. Dấu hiệu nhân biết chung là triệu chứng sốt hay gai lạnh về chiều như mô tả ở trên, kém ăn, mệt mỏi, sút cân.
Tùy vào bộ phận bị lao mà sẽ có thêm các dấu hiệu khác, ví dụ như xuất hiện hạch to, chắc, dính với nhau thành từng khối nổi rõ trên da đối với bệnh lao hạch, hoặc đau xương khớp, kém vận động đối với bệnh lao xương khớp…
Bệnh lao có thể được chữa khỏi bởi các loại kháng sinh mạnh chuyên dụng. Người bệnh cần đi khám ở các cơ sở y tế có uy tín để được chuẩn đoán và cấp Thu*c điều trị sớm. Ngoài ra, nên kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh để tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi và hồi phục nhanh tốt hơn.
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh lao là tiêm vắc xin phòng lao trong vòng 6 tháng sau sinh và tiêm nhắc lại cho tới khi 15 tuổi. Có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, tránh tiếp xúc với nhiều khói bụi và các chất độc hại để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm lao.
Theo Tuổi trẻ Thủ đô
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-hieu-khong-ngo-canh-bao-ban-mac-benh-lao-phoi-n292167.html)