Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay – chân và cách trị

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay - chân gồm sưng tấy, có cảm giác nóng ở khớp, đau nhức, xuất hiện nốt tophi... Đọc ngay bài viết để điều trị đúng cách

việc hiểu và nắm rõ thông tin về dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay – chân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. bởi điều này có thể giúp bạn phát hiện sớm bệnh lý và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, phòng ngừa nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay – chân

Bệnh gút còn có tên gọi là bệnh thống phong. Bệnh hình thành và phát triển khi quá trình chuyển hóa purin trong thận gặp vấn đề và bị rối loạn. Từ đó khiến thận hoạt động không tốt và không thể lọc axit uric tồn tại trong máu.

Axit uric hình thành trong cơ thể và thường vô hại. Chúng sẽ được đào thải qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc bệnh gút, lượng axit uric trong máu sẽ tích tụ lại. Lâu ngày nồng độ này quá cao khiến cho các tinh thể nhỏ của axit uric xuất hiện. Những tinh thể này khu trú tại các khớp dẫn đến sưng, viêm và tạo ra cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. tuy nhiên, ngón chân, chân, bàn, ngón tay và cổ tay và những vị trí chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay

Một số biểu hiện đặc trưng giúp nhận biết bệnh gút ở tay gồm:

    Sưng tấy và có cảm giác nóng ở khớp cổ tay

Khi bị gút, khớp cổ tay sẽ có biểu hiện sưng đỏ kèm theo cảm giác nóng. Tình trạng này sẽ dần dần lan rộng sang những vị trí xung quanh.

    Biểu hiện bất thường ở vùng da xung quanh khớp tay

Xung quanh khớp cổ tay, khớp ngón tay có dấu hiệu bong tróc da kèm theo cảm giác ngứa ngáy. lâu ngày tại những vị trí này sẽ hình thành nhiều vết có màu tím đỏ tương tự như bệnh nhiễm trùng.

    Thường xuyên đau nhức tay

Khi bị gút ở tay, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói bất thường tại các khớp bàn tay, khớp ngón tay, cổ tay… Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn dùng tay chạm vào hoặc va đập.

Khi xuất hiện cơn đau thường kéo dài trong vài giờ, đau nhói hoặc đau âm ỉ. Đau nhiều lần và nặng nề hơn vào ban đêm. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh.

    Xuất hiện nốt tophi

Trong trường hợp bệnh nhân không sớm thăm khám, chẩn đoán và điều trị, nhiều cục u sẽ hình thành và phát triển trên các khớp. Những cục u này được xác định là hạt tophi. Nếu không kiểm soát, hạt tophi sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và lở loét.

    Không thể cử động tay hoặc gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cầm nắm

Bệnh gút xảy ra ở tay khiến người bệnh luôn có cảm giác đau nhức, khó chịu. Đặc biệt là khi cử động các ngón tay và cổ tay.

Ngoài ra các khớp tay cũng không thể hoạt động linh hoạt. Lâu ngày người bệnh không thể cử động tay hoặc gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cầm nắm. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng biến dạng khớp hoặc teo cơ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở chân

Có thể chẩn đoán bệnh gút ở chân thông qua những dấu hiệu đặc trưng sau:

    Đau nhức dữ dội tại các khớp chân

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh gút có thể xảy ra ở các khớp chân, đặc biệt là ngón chân cái. sau đó những triệu chứng của bệnh có thể lan rộng và làm ảnh hưởng đến mắt cá chân, khớp của các ngón chân còn lại, khớp đầu gối…

Cơn đau có thể nhanh chóng xuất hiện và kéo dài từ 4 – 12 giờ đầu tiên.

    Đau nhức dữ dội vào ban đêm

Bệnh gút xuất hiện kéo theo những cơn đau nhức dữ dội. Cơn đau nghiêm trọng đến mức người bệnh có thể cảm nhận được cảm giác đau “thấu xương” và không thể chịu nổi. Cơn đau dữ dội hơn và có mức độ nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Người bệnh có thể tỉnh giấc và không thể ngủ tiếp ngay khi cơn đau xuất hiện.

    Bong tróc da ở chân

Tương tự như bệnh gút ở tay, bệnh gút ở chân thường xuất hiện cùng với tình trạng bong tróc da tại các khớp bị viêm và sưng tấy. thời gian đầu vùng da xung quanh các khớp sẽ có dấu hiệu đỏ ửng như bị nhiễm trùng. lâu ngày tại vị trí này sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy và kèm theo hiện tượng bong tróc da.

    Cơn đau tái phát theo đợt

Những cơn đau do bệnh gút ở chân gây ra thường xuất hiện theo từng đợt. cứ sau 7 đến 10 ngày, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể mà không cần sử dụng Thu*c.

Tuy nhiên cơn đau thuyên giảm không đồng nghĩa với việc bệnh lý cũng thuyên giảm. Các cơn đau có thể nhanh chóng xuất hiện trở lại khi bạn không có chế độ sinh hoạt hợp lý và không có chế độ ăn uống lành mạnh.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh gút ở tay và chân

Bệnh gút ở tay, chân và những triệu chứng của bệnh có thể khiến cho bệnh nhân căng thẳng, lo âu, mất ngủ và đau đớn. Tuy nhiên đây là một bệnh lý lành tính. Người bệnh có thể khống chế các triệu chứng của bệnh bằng việc sử dụng Thu*c theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa đợt cấp.

Tuy nhiên nếu người bệnh không sớm thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

    Không thể cử động tay hoặc gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cầm nắm

Phương pháp điều trị bệnh gút ở tay và chân

Dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh gút, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng Thu*c hoặc phẫu thuật.

Nguyên tắc điều trị bệnh gút

    Tiến hành chữa trị viêm khớp trong cơ gút cấp.

Điều trị cụ thể

Chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh gút ở tay và chân

Người bị bệnh gút ở tay và chân nên áp dụng chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống như sau

    Không uống các loại rượu bia, không hút Thu*c lá

Điều trị nội khoa

Để làm giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh gút ở tay, ở chân gây ra, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn Thu*c có chứa Thu*c giảm acid uric máu và Thu*c kháng viêm.

    Thu*c kháng viêm: Thu*c kháng viêm được yêu cầu sử dụng dụng trong giai đoạn cơn gút cấp. Thu*c này có tác dụng giảm viêm và phòng ngừa tình trạng viêm sưng tái phát.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi ở tay và chân sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong trường hợp:

    Bội nhiễm nốt tophi

Khi áp dụng phương pháp phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng colchicin để phòng ngừa cơn gút cấp khởi phát. Sử dụng colchicin kết hợp với Thu*c hạ acid máu.

Hy vọng dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay – chân và cách chữa bệnh trong bài viết có thể giúp bạn hiểu và nắm rõ thông tin về bệnh. từ đó sớm phát hiện bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời, thích hợp, tránh gây nguy hiểm và phòng ngừa bệnh tái phát.

Bài viết liên quan:

    Bệnh gout cấp tính: cần chặn đứng ngay từ giai đoạn ban đầu

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-hieu-nhan-biet-benh-gut-o-tay-chan)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy không chỉ là triệu chứng khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, mà thực tế nó còn ẩn chứa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY