Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Đẩy lùi thừa cân, suy dinh dưỡng: Ưu tiên thực phẩm tại chỗ

Thừa cân, béo phì và béo phì là hai thái cực suy dinh dưỡng mà trẻ gặp phải. Một chế độ ăn lành mạnh, dựa trên nền tảng thực phẩm tại chỗ có thể hạn chế tình trạng này...

Gia tăng thiếu cân và thừa cân béo phì ở trẻ

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và lối sống ít vận động sẽ làm gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm. Điều tra năm 2017 - 2018 tại 75 trường (tiểu học, THCS và THPT) thuộc 25 xã/phường của TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Sóc Trăng cho thấy có sự tồn tại đồng thời cả hai thái cực về là thiếu cân và thừa cân béo phì ở trẻ em và có sự khác biệt theo vùng. Trẻ em ở vùng nông thôn có tỷ lệ (thể thiếu cân, chiều cao thấp) cao hơn ở thành phố, ngược lại thì thừa cân béo phì tập trung cao ở vùng thành thị, đồng thời cấp học càng thấp thì tỷ lệ thừa cân béo phì càng cao.

Theo kết quả của cuộc điều tra thì học sinh tiểu học ở thành phố có tỷ lệ béo phì rất cao - 41,9% và nông thôn là 17,8%, tỷ lệ thấp còi tương ứng là 3,9% và 10,7%; Học sinh THCS thì béo phì là 30,5% ở thành thị và ở nông thôn là 11,2%. Mặc dù vậy, tỷ lệ thấp còi lên tới 20,1% ở nông thôn và 3,8% ở thành thị; Học sinh THPT thì tỷ lệ béo phì thấp hơn so với học sinh tiểu học và THCS, nhưng tỷ lệ này ở thành thị cũng cao hơn vùng nông thôn, lần lượt là 13,5% và 6,2%, tỷ lệ thấp còi ở học sinh THPT nông thôn vẫn cao - 14,9% và 8,6% là học sinh thành thị. Nguyên nhân của béo phì ở trẻ em học đường là do chế độ ăn quá dư thừa, ăn quá nhiều so với nhu cầu và thói quen ít hoạt động thể lực.

Tập huấn chế biến bữa ăn an toàn cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã Y Sơn, Hạ Hòa, Phú Thọ.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để giảm tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì cũng như trẻ thấp còi, cần thực hiện ăn uống lành mạnh và duy trì lối sống năng động, tích cực. Theo đó, cần tuyên truyền sâu rộng tới người dân về dinh dưỡng hợp lý, dinh dưỡng lành mạnh, ăn đủ so với nhu cầu của từng lứa tuổi, giới tính, tình trạng S*nh l* và mức độ hoạt động thể lực. Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chọn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là mô hình điểm của Tuần lễ dinh dưỡng năm 2019 với chủ đề Dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe. Đông đảo các bà mẹ có con nhỏ tại xã Y Sơn - Hạ Hòa - Phú Thọ đã đến tham gia buổi tư vấn hướng dẫn chế biến bữa ăn dinh dưỡng hợp lý. Chị Nguyễn Thị Hằng (27 tuổi, xã Y Sơn, có con thứ hai 9 tháng tuổi) tham gia buổi tập huấn chia sẻ: “Ở xã thường xuyên tổ chức các buổi hướng dẫn thực hành cho các bà mẹ về chế biến bữa ăn. Qua các buổi tập huấn này, chúng tôi biết được cách nấu các bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho con”.

Tham gia buổi tư vấn tại Trạm Y tế xã Y Sơn, chị Nguyễn Ngọc Anh đang mang thai tháng thứ 5 và nuôi con nhỏ 3 tuổi chia sẻ: “Tôi thường xuyên đến trạm y tế để được tư vấn, khám và tìm hiểu các kiến thức về dinh dưỡng. Tôi thấy những buổi tập huấn thế này rất có ý nghĩa vì qua đây tôi biết được cách chế biến thực phẩm đủ đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con...”.

Chị Lê Thị Chiến - cán bộ dinh dưỡng Trạm Y tế xã Y Sơn cho hay: “Mỗi năm, trạm y tế tổ chức 2 lần tập huấn hướng dẫn dinh dưỡng cho bà mẹ, phụ nữ mang thai, có con dưới 5 tuổi. Trong các buổi hướng dẫn thực hành, số bà mẹ trong xã đến tham gia khá đông, hầu như không vắng mặt. Cho đến nay, chúng tôi đánh giá hiệu quả của các buổi thực hành dinh dưỡng rất tốt. Bằng chứng là tỷ lệ trẻ ở xã Y Sơn thấp”.

Việc phát triển VAC (vườn - ao - chuồng) tạo nguồn thực phẩm an toàn, giàu cho bữa ăn của gia đình, đặc biệt là bữa ăn của bà mẹ và trẻ em được các chuyên gia đánh giá rất cao. VAC là nguồn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày cũng như tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho gia đình để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

BS. Đỗ Xuân Dũng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Y Sơn cho biết: Trạm y tế xã có cán bộ chuyên về dinh dưỡng, chịu trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn các bà mẹ thực hành chế biến thức ăn đảm bảo chất lượng cho gia đình, nhất là những gia đình có con nhỏ. Hằng tháng, trạm y tế tổ chức tiêm chủng cho trẻ ở các lứa tuổi, tổ chức cân, đo theo định kỳ nhằm đánh giá tình trạng cho từng trẻ, tư vấn hướng dẫn tô màu bát bột cho bà mẹ có con nhỏ. Chúng tôi thường xuyên tổ chức xuống tận nơi hướng dẫn cân đo, theo dõi chiều cao cân nặng của từng trẻ trong xã. Chúng tôi khuyến khích phát triển VAC, tận dụng các thức ăn sẵn có, tại chỗ của gia đình hoặc những thực phẩm địa phương sẵn có để chế biến bữa ăn an toàn cho gia đình. Đến nay, đa số trẻ dưới 5 tuổi ở xã Y Sơn đảm bảo về chiều cao, cân nặng so với lứa tuổi.

Thiết nghĩ, để giảm tối thiểu số trẻ thừa cân, béo phì, ngoài sự nỗ lực của các ban ngành liên quan, cần có sự chung tay của toàn xã hội. Như thế mới có thể đảm bảo cải thiện sức khỏe nâng cao tầm vóc và trí tuệ người Việt Nam.

Nguyễn Châu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/day-lui-thua-can-suy-dinh-duong-uu-tien-thuc-pham-tai-cho-n165348.html)

Tin cùng nội dung

  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY