Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Để phân loại rác trở thành thói quen trong cộng đồng

Mặc dù đã có nhiều chuyển biến, nhưng công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn vẫn còn chậm. Để phân loại CTRSH trở thành thói quen trong cộng đồng cần phải giải quyết tận gốc các vấn đề từ cách thức thu gom, phương tiện vận chuyển cho đến công nghệ xử lý chứ không thể dựa vào việc phát động phong trào.

mặc dù đã có nhiều chuyển biến, nhưng công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt (ctrsh) tại nguồn vẫn còn chậm. để phân loại ctrsh trở thành thói quen trong cộng đồng cần phải giải quyết tận gốc các vấn đề từ cách thức thu gom, phương tiện vận chuyển cho đến công nghệ xử lý chứ không thể dựa vào việc phát động phong trào.

Người dân TP.Biên Hòa thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt khi đi chợ. Ảnh:Hoàng Lộc

* Đồng bộ các giải pháp

Giữa năm 2020, ban tvtu ban hành chỉ thị số 54/ct-tu về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện phân loại ctrsh tại nguồn và hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại. cùng với đó, ubnd tỉnh ban hành kế hoạch số 5973/kh-ubnd về triển khai phân loại ctrsh tại nguồn giai đoạn 2020-2025.

Ngay sau đó, các địa phương đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. một số địa phương đã huy động được sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp, đoàn thể thông qua việc tài trợ phương tiện, thiết bị phục vụ việc phân loại, thu gom chất thải. thành lập các tổ tuyên truyền và cho xe đi tuyên truyền lưu động trong cộng đồng, nhưng việc phân loại ctrsh vẫn chưa có chuyển biến rõ rệt. đa số người dân vẫn đổ lẫn lộn các loại rác, gây khó khăn trong công tác thu gom và xử lý. mặt khác, do các đơn vị vẫn chưa đồng bộ phương tiện vận chuyển nên chưa tạo được động lực cho người dân tham gia.

kế hoạch phân loại ctrsh tại nguồn giai đoạn 2020-2025 của ubnd tỉnh đặt mục tiêu năm 2022 sẽ hoàn thành chuẩn hóa trang thiết bị, phương tiện, hạ tầng trong quá trình phân loại, lưu trữ, thu gom, trung chuyển và xử lý ctrsh; phấn đấu đến năm 2025 tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả phân loại rác thải rắn tại nguồn, bãi, điểm trung chuyển chất thải đúng quy chuẩn về xây dựng và môi trường.

Đại diện một doanh nghiệp thu gom CTRSH ở H.Trảng Bom cho rằng, tỉnh có nguồn vốn cho vay để đầu tư xe chở rác chuyên dụng nhưng không cho doanh nghiệp dùng tài sản là xe để thế chấp. Trong khi đó, doanh nghiệp, HTX không có nhiều đất, điều lệ để thế chấp vay. Các địa phương ký hợp đồng vận chuyển rác từng năm, trường hợp đầu tư xe xong không trúng hợp đồng là lỗ.

Bà trần thị thúy, giám đốc khu xử lý chất thải tại xã quang trung (h.thống nhất) chia sẻ, hiện công tác thu gom và vận chuyển chất thải từ hộ gia đình đến nhà máy do các htx và doanh nghiệp tư nhân thực hiện, phòng tn-mt cấp huyện quản lý. hiện còn nhiều xe tự chế, chưa có vách ngăn để tách riêng từng loại chất thải. đơn vị phải tổ chức phân loại lại, quá trình này mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, việc các khu xử lý chất thải không đảm bảo được tỷ lệ tái chế chất thải và chôn lấp rác còn vi phạm quy định về môi trường trong quá trình hoạt động cũng là hạn chế.

Theo báo cáo của sở tn- mt, hiện chỉ có 2/7 khu xử lý chất thải thực hiện phân loại ctrsh và đảm bảo tỷ lệ chôn lấp dưới 15%. các khu xử lý chất thải khác chưa đáp ứng được công suất theo thiết kế, chưa đầu tư công nghệ và các hạng mục công trình xử lý, tái chế ctrsh.

* “Mạnh tay” với các cá nhân, tổ chức không thực hiện

Phân loại ctrsh tại nguồn vừa giảm lượng rác thải đổ về các bãi rác, tiết kiệm chi phí xử lý và diện tích chôn lấp, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu tái chế, tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương cho thấy việc thực hiện vẫn làm qua loa chiếu lệ. địa phương không nắm được mỗi ngày có bao nhiêu rác được phân loại, rác phân loại xong được vận chuyển như thế nào, bao nhiêu rác phân loại được tái chế.

Phó chủ tịch ubnd tp.biên hòa huỳnh tấn lộc cho rằng, hiện gần 100% cơ quan nhà nước của thành phố, trường học đã thực hiện phân loại chất thải. 30 xã, phường triển khai đến các khu dân cư. giai đoạn này thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở nhưng sau năm 2022 sẽ áp dụng hình thức ngưng thu gom chất thải đối với các cơ sở, hộ gia đình không phân loại ctrsh; ngưng ký hợp đồng với htx, doanh nghiệp không đầu tư xe chuyên dụng.

Phó chủ tịch ubnd tỉnh võ văn phi cho rằng, tới đây, tỉnh đi kiểm tra việc đầu tư dự án khu xử lý chất thải theo giấy chứng nhận đầu tư; xem xét điều chỉnh hoặc thu hồi dự án đối với các khu xử lý chất thải không đảm bảo tỷ lệ chất thải chôn lấp, đồng thời bổ sung thêm các khu xử lý chất thải quy hoạch chung của tỉnh. tỉnh cũng chỉ đạo quỹ bảo vệ môi trường, quỹ đầu tư và phát triển của tỉnh ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi cho đầu tư xe chở rác chuyên dụng, xây dựng các công trình xử lý chất thải và doanh nghiệp tái chế. gắn chương trình phân loại ctrsh với xây dựng nông thôn mới và khu dân cư kiểu mẫu.

Để phân loại ctrsh trở thành thói quen với mọi người, mọi nhà, cần có các bãi rác tạm đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường ở cấp xã, điểm trung chuyển rác ở cấp huyện. mỗi huyện nên có một khu xử lý ctrsh để hạn chế việc chở chất thải đi xa; đồng thời, có cơ chế, chính sách hỗ trợ các cá nhân, tổ chức thu gom, vận chuyển rác chuyển đổi phương tiện; có chế tài đối với hành vi không phân loại ctrsh.

Hoàng Lộc

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo Đồng Nai (http://baodongnai.com.vn/tieu-diem/202107/de-phan-loai-rac-tro-thanh-thoi-quen-trong-cong-dong-3069990/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY