Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đến Kon Tum ăn bún đỏ

Bún đỏ cao nguyên là đặc sản mà mỗi khi đặt chân đến Kon Tum không thể không thưởng thức. Khác với những món bún như bún bò, bún chả cá, hay bún mắm; bún đỏ cao nguyên đơn giản hơn từ phương pháp chế biến đến thưởng thức, nhưng ăn một lần là sẽ nhớ ngay.

Bún đỏ được bán nhiều phải kể đến những con phố ở buôn ma thuột (tp kon tum). đây là món ăn vặt hết sức bình dị nên được bán từ tầm chiều về khuya để phục vụ những người lao động bình dân nơi phố thị với giá chỉ từ 15.000 – 20.000 đồng. khác với bún bình thường, sợi bún đỏ rất to, cỡ bằng đầu đũa, vị giòn dai. sợi bún ban đầu trắng tinh, sau khi được nấu trong nồi nước dùng, thấm đẫm các gia vị, màu điều, màu gạch cua sẽ chuyển thành màu đỏ rất đẹp và ăn vô cùng thơm ngon, lạ miệng. có lẽ đây chính là sự khéo léo đến tinh tế của người sáng chế ra món ăn này.

Nguyên liệu chủ yếu để làm món bún đỏ là cua đồng, chả viên và trứng cút. Người ta vẫn bảo bún đỏ là sự biến tấu, pha trộn hài hòa nhiều đặc sản quen thuộc của bánh canh Huế hay bún riêu Hà Nội. Nhưng nhiều người cũng cho rằng nó có hương ngọt thơm, đậm đà và màu đỏ rất bắt mắt của cà chua với màu xanh tươi non của rau xà lách hay màu nâu của chả cá, của riêu cua, màu trắng của trứng cút luộc.

Đến Buôn Ma Thuột muốn ăn bún đỏ thì nhất định phải đợi đến buổi chiều mới có, chứ buổi sáng thì tìm cả phố cũng không ra. Ở đây, từ những cung đường lớn như là Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cừ, tới những con hẻm, trong chợ…đâu cũng thấy biển Bún đỏ. Trong tiết chiều muộn se lạnh của cao nguyên, trên chiếc bàn con con ngoài vỉa hè, bát bún nghi ngút khói, thơm lừng kèm theo rổ rau sống ăn kèm. Vừa xì xụp húp vừa xuýt xoa vì cay và ngon.

Không chỉ có món bún đỏ, đến kon tum còn rất nhiều món ăn mà bạn nên thưởng thức để có những trải nghiệm thú vị. nếu như người dân tộc brâu ở làng đăk mế (xã bờ y, huyện ngọc hồi) tinh tế với món lá mỳ chua trộn gà rừng thì đồng bào rơ măm lại có đặc sản cá gỏi kiến vàng và gỏi lá lạ. nhiều người ngạc nhiên, chỉ là một món ăn mà đã bày kín cả mâm, bởi gỏi lá có tới 40 - 50 loại, từ các loại rau quen thuộc như lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung, hành, rau húng đến các loại lá cây ăn quả như xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì và rất nhiều loại lá riêng chỉ tây nguyên mới có.

Hay như cà đắng - món ăn dân dã của người dân tộc thiểu số kon tum. trước đây, cà đắng là cây mọc hoang nay được bà con dân tộc mang về trồng trong vườn nhà, trái to hơn, màu xanh nhạt, vị đắng giảm đi chút ít, dễ ăn hơn và phù hợp với khẩu vị nhiều người. cà đắng nướng có vị thơm ngon đặc biệt, thái cà đắng thành từng lát mỏng, xiên qua từng que đặt lên nướng, khi cà chuyển sang màu nâu sậm, dậy mùi thơm lan tỏa và vừa chín tới, vẫn còn giữ chút nước đắng, hơi dai dai, mềm mềm, chấm với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng rất ngon.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/den-kon-tum-an-bun-do-5658553.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY