Mắt hôm nay

Đeo kính áp tròng thế nào để không bị mù?

Những người hay đeo kính áp tròng nếu không muốn thị lực suy giảm, thậm chí có thể gây mù cần phải thuộc lòng những khuyến cáo sau đây.
Đây là lời cảnh báo về bệnh viêm võng mạc được Đại học y Tennessee đưa ra sau khi so sánh ảnh hưởng của vi khuẩn keratitis đối với những người đeo kính áp tròng với phẫu thuật mắt bằng laser bằng cách thay đổi độ cong của võng mạc.

Nhiễm vi khuẩn keratitis là một bệnh viêm võng mạc khi mắt bị vi khuẩn, nấm hoặc amip xâm nhập. Những loài này có thể bám vào kính áp tròng rồi tìm cách đào sâu hơn xuống võng mạc khiến vừa ảnh hưởng đến thị lực vừa gây đau.

Viêm mõng mạc do keratitis có thể chuyển thành dạng u nhọt và nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ bị mù.

Sau khi phẫu thuật LASIK, võng mạc mắt bị mỏng đi và dễ nhiễm khuẩn nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn keratitis khi đeo kính áp tròng còn cao hơn. Nghiên cứu còn phát hiện ra nhiễm trùng võng mạc khi đeo kính áp tròng loại có thời gian sử dụng dài cao hơn khi đeo loại có hạn sử dụng một ngày.

Một nghiên cứu gần đây tại Australia lại cho thấy trong khoảng thời gian đeo kính áp tròng là 10 năm thì tỉ lệ nhiễm trùng mắt, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực là 1/200 lần; còn nếu phẫu thuật LASIK thì nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn 15 lần với tỉ lệ 1/3.000.

Rất nhiều người đeo kính áp tròng không giữ vệ sinh đúng cách dẫn đến viêm mắt, trong đó có cả viêm võng mạc. Khi bị viêm võng mạc thì rất khó khỏi. Bệnh nhân bị nặng có thể sẽ phải ghép võng mạc nhưng tỉ lệ thành công rất nhỏ.

Ngoài vệ sinh sạch sẽ kính áp tròng thì để tránh viêm võng mạc, lưu ý không bao giờ đeo kính áp tròng đi bơi hoặc tắm nước nóng. (Nguồn ảnh: Medical daily)
Theo Trang Anh - Kiến thức
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/deo-kinh-ap-trong-the-nao-de-khong-bi-mu-n327003.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY