Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đi tắm biển, cô gái bị bỏng nắng phải nhập viện khẩn cấp

(MangYTe) - Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận trường hợp chị N.T.H., 20 tuổi, trú tại Hà Nội nhập viện do bị bỏng nắng.

Chị h. cho biết, sau khi đi tắm biển về làn da chị có triệu chứng tấy đỏ, phồng rộp, bỏng rát, ngứa ngáy khó chịu, nhất là vùng mặt, cổ, cánh tay và vai. “dù tôi bôi kem chống nắng toàn thân nhưng vẫn bị tình trạng này”, chị h. chia sẻ.

Bs. hoàng văn tâm – phó trưởng khoa điều trị nội trú ban ngày, bệnh viện da liễu trung ương cho biết, qua thăm khám kết luận bệnh nhân bị bỏng nắng. bệnh nhân được chỉ định dùng kem bôi kết hợp uống thêm một số loại Thu*c để điều trị. sau khoảng 2 ngày tình trạng bắt đầu có tiến triển hơn.

Theo bs tâm, những ngày hè nóng nực vừa qua, mỗi tuần các bác sĩ tiếp nhận cho khoảng từ 3-5 bệnh nhân bị bỏng nắng. điều đặc biệt là không chỉ có các chị em phụ nữ mà nam giới nhập viện do gặp tình trạng này cũng khá nhiều.

“chính tâm lý chủ quan khiến nhiều nam giới ít bôi kem chống nắng. chúng tôi từng tiếp nhận 1 nam bệnh nhân bỏng nắng toàn thân, chân lỗ chỗ nhiều điểm cháy nắng đen sạm trông rất đáng sợ”, bs tâm nói.

BS Tâm cảnh báo, vào mùa hè, những tia cực tím (UV) và các bức xạ khác rất có hại cho sức khỏe nếu ở ngoài trời lâu. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10h đến 15h.

Người chịu ảnh hưởng của tia uv có thể gặp các vấn đề về da như: sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, thậm chí là ung thư da va đục thủy tinh thể.

BS Tâm khuyến cáo người dân khi ra ngoài cần trang bị các biện pháp chống nắng bằng việc che đậy cơ thể bằng quần áo, mũ rộng vành, đeo kính chống nắng và bôi kem chống nắng.

Với lứa tuổi trẻ em, nếu không may bị cháy nắng sẽ rất nguy hiểm, tăng gấp 2 lần ung thư da. nên với trẻ trên 6 tháng tuổi nên dùng kem chống nắng như người lớn. còn với trẻ dưới 6 tháng không nên để các bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

"những ngày hè đi biển, cha mẹ càng cần phải chú ý chống nắng cho các bé. bôi kem chống nắng 2 - 3 tiếng một lần, bôi đủ liều để trẻ được chống nắng tốt nhất. không cho trẻ chạy nhảy, bơi lội vào thời điểm nắng gay gắt để phòng cháy da, cũng phòng các nguy cơ cảm nắng”, bs tâm nhấn mạnh.

Video: Cả nước sắp bước vào đợt nắng nóng diện rộng

Phạm Quý

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/tin-tuc/di-tam-bien-co-gai-bi-bong-nang-phai-nhap-vien-khan-cap-ar545956.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sử dụng các biện pháp dân gian để sơ cứu vết bỏng như bôi kem đánh răng, bôi nước tiểu, rửa vết bỏng bằng nước vôi, nước mắm, dùng… chỉ khiến vết bỏng nặng thêm.
  • Vết thương do bỏng có thể làm ch*t người do bị sốc hoặc để lại những di chứng nặng nề như mất chức năng vận động, để lại sẹo xấu...
  • Bỏng là một chấn thương đòi hỏi phải điều trị dài ngày, nhiều mặt; chi phí điều trị bỏng tốn hơn nhiều lần so với các chấn thương khác.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Vào dịp cuối năm, bệnh nhi bị bỏng lại tăng lên do người lớn bận rộn chuẩn bị đón Tết nên lơ là việc trông nom trẻ.
  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
  • Ung thư da là dạng ung thư phổ biến nhất. May mắn là nó có thể được chữa khỏi nhiều nhất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY