Dị vật trong mắt hôm nay

Dị vật trong mắt

Dị vật trong mắt! Hãy để nước chảy nhẹ nhàng qua mắt, chú ý không tự loại bỏ dị vật sâu, không trà sát mắt, chỉ sử dụng nước sạch hoặc nước muối 0,9%...

Nếu dị vật trong mắt.

Rửa tay sạch.

Hãy thử để nước sạch chảy nhẹ nhàng qua mắt hoặc dùng dung dịch nước muối 0,9% nếu có sẵn. Có thể sử dụng một cốc nước sạch để chớp mắt.

Để giúp người khác.

Rửa tay sạch.

Ngồi trong khu vực đủ ánh sáng.

Nhẹ nhàng kiểm tra mắt để tìm dị vật. Vừa kéo mí dưới thấp xuống và hỏi để tìm kiếm. Sau đó giữ mí phía trên trong khi nhìn xuống.

Nếu dị vật nổi trong nước mắt trên bề mặt của mắt, cố gắng xả nó ra với dung dịch nước muối hay nước sạch.

Chú ý.

Không nên cố gắng loại bỏ một dị vật sâu trong nhãn cầu.

Đừng chà sát trên mắt.

Không nên cố gắng loại bỏ một dị vật lớn mà làm cho mắt nhắm khó khăn.

Gọi số khẩn cấp y tế khi.

Không thể loại bỏ các dị vật.

Dị vật vào trong nhãn cầu.

Người có dị vật trong mắt đang có tầm nhìn bất thường.

Đau, tấy đỏ hoặc cảm giác một dị vật trong mắt vẫn tồn tại sau khi dị vật được lấy ra.

Cách xử lý những dị vật trong mắt.

Bị dị vật lọt vào mắt là chuyện không phải hiếm. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, dị vật có thể sẽ gây mù.

Đối với trẻ em. Trong chương trình khám mắt cộng đồng “Mắt sáng hướng tới tương lai” diễn ra trong suốt tháng 10 này, các bác sĩ Bệnh viện Mắt TP.HCM và Bệnh viện Mắt Trung ương đã tư vấn cách phòng tránh cũng như cách điều trị khá nhiều trường hợp dị vật trong mắt cho trẻ em khắp cả nước. BS. Vũ Thị Tuệ Khanh, Chuyên khoa Giác mạc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: “Nếu trẻ chẳng may bị vật gì đó lọt vào mắt, cha mẹ chớ nên hốt hoảng. Nên cẩn thận giữ lấy tay bé, đừng cho dụi mắt vì có thể làm trầy giác mạc, bề mặt của mắt. Sau đó, nên bảo trẻ chớp mắt trong vài giây xem vật lạ có ra ngoài mi mắt không? Nếu có, cha mẹ nhẹ nhàng lấy ra. Trong trường hợp ngược lại, nên rửa tay và tìm vật ấy bằng cách banh nhẹ hai mi mắt của trẻ ra. Nếu thấy dị vật đang nổi trên bề mặt giác mạc, hãy lấy miếng vải mềm, sạch nhẹ nhàng khều lấy nó. Trường hợp đã loại bỏ được dị vật trong mắt nhưng trẻ vẫn còn đau, điều đó có nghĩa là mắt bị tổn thương, vết thương có thể làm hại thủy tinh thể, gây nguy hiểm cho mắt. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và chữa trị”. Cũng theo BS. Khanh, những vật nhỏ rơi vào phần trắng của mắt gây kích thích mắt rất nhiều, nhưng thường được lấy ra dễ dàng. Nếu dị vật bám chặt vào mắt hoặc bám ở phần có màu của mắt (mống mắt) có triệu chứng đau, chảy nước mắt, xốn mắt, nhìn mờ thì không nên cố gắng loại bỏ. Lúc này phải băng mắt lại và đưa trẻ đến bệnh viện. Đối với người lớn. TheoBS. Võ Tấn Cảnh - BV Trưng Vương TP.HCM thì nguyên nhân gây ra các tổn thương về mắt ở người lớn thường là do bị vật nhọn đâm, hóa chất, Thu*c nhuộm tóc văng vào mắt, do nhỏ lầm Thu*c hay dị vật rơi vào mắt... Có thể tránh được những tổn thương này nếu bệnh nhân sơ cứu đúng cách và kịp thời. Đối với người nông dân, cáccông việc gặt lúa, đập lúa, đặc biệt là tuốt lúa bằng máy bị hạt thóc bắn vào mắt… gây tổn thương mắt thường là trợt xước lớp vỏ bọc nhãn cầu (giác mạc, kết mạc) hoặc tổn thương đụng giập nhãn cầu. Các tổn thương này nếu không được xử lý ban đầu phù hợp hoặc không được điều trị sớm sẽ trở nặng, nhanh chóng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tại mắt như: viêm loét giác mạc, viêm mủ nội nhãn tụ cầu vàng… Việc điều trị lúc này rất khó khăn, tốn kém, mất thời gian, nhưng hiệu quả không cao, người bệnh thường bị giảm thị lực ở các mức độ khác nhau, thậm chí phải bỏ nhãn cầu. Khi có dị vật như bụi, côn trùng, cát... vào mắt có thể làm rách giác mạc, kết mạc. Trong trường hợp này, chỉ cần nhỏ những loại Thu*c có tính năng rửa mắt, các loại kháng sinh thông thường hoặc nước muối S*nh l*. Nên nhúng mắt vào một chén hoặc thau nước lạnh sạch để dị vật rơi ra. Không được dùng tay dụi mắt hoặc dùng bông gòn, giấy để lấy dị vật ra vì điều đó có thể làm mắt nhiễm trùng và dị vật chui sâu thêm vào bên trong. Cũng không được tự ý mua kháng sinh về nhỏ mắt; Khi mắt bị vết thương xuyên thủng, chảy máu chỉ có thể dùng gạc hay bông băng sạch để băng cầm máu lại. Nếu mắt sưng phồng lên và đau nhức dữ dội do bị va chạm mạnh (bị đấm, bóng đập trúng mắt), có thể cho nạn nhân dùng Thu*c giảm đau và chuyển đến cơ sở y tế; Khi bị hóa chất văng vào mắt thì ngâm hẳn mắt vào thau nước sạch hoặc dưới vòi nước trong 20-30 phút để loại hóa chất ra ngoài. BS. Võ Tấn Cảnh khuyến cáo: “Cónhiều bệnh nhân thường không đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt mà tự ra quầy Thu*c mua Thu*c về nhỏ hoặc uống. Điều nguy hại ở đây là những loại Thu*c hợp với giá tiền của bệnh nhân, được ưa dùng nhiều khi lại chính là các Thu*c chống chỉ định với tình trạng bệnh hiện tại. Thường gặp nhất là các loại Thu*c tra mắt có chứa cortisone như: Dexacol, Dexaclor, Polydexan… Những loại Thu*c này thường được mệnh danh là “con dao hai lưỡi”. Nếu dùng chúng tùy tiện, không theo chỉ dẫn, giám sát của bác sĩ chuyên khoa thì tác hại với mắt thật khôn lường (loét thủng giác mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp...)…”. NGUYỄN MINH KHÔI.

Nguồn Internet
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-di-vat-trong-mat-23989.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
  • Viêm kết mạc mùa xuân YHCT gọi là bạo phong khách, thiên hành xích nhãn...Trên lâm sàng thường gặp ba loại sau: thể phong nhiệt, thể phong thấp và thể âm hư. Tùy thể mà dùng bài Thu*c.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY