Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dịch COVID-19: Các bệnh viện công của Pháp cạn kiệt ngân sách điều trị

Chi phí điều trị cho hàng chục nghìn bệnh nhân mắc COVID-19 tại Pháp kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này ước tính hết khoảng 600-900 triệu euro (tương đương 652-980 triệu USD).

Các của Pháp đang oằn mình chịu gánh nặng chi phí điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Theo Liên đoàn các Pháp (FHF), chi phí điều trị cho hàng chục nghìn bệnh nhân mắc COVID-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát ước tính hết khoảng 600-900 triệu euro (tương đương 652-980 triệu USD).

Mặc dù ảnh hưởng với các ở mỗi khu vực là khác nhau, nhưng rõ ràng virus SARS-CoV-2 gây chi phí rất cao.

Cần rất nhiều kinh phí để thanh toán cho các mặt hàng như thiết bị bảo hộ và chăm sóc đặc biệt, chuyên sâu cũng như trả lương của nhân viên, nhiều người trong số đó phải làm thêm giờ để góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

FHF kêu gọi giới chức Pháp đưa ra các đảm bảo tài chính để có thể trang trải cho những khoản chi y tế cũng như thu nhập có nguy cơ bị sụt giảm.

Tuần trước, Bộ Y tế Pháp cho biết sẽ dành ra khoảng 377 triệu euro trong đợt đầu tiên của gói viện trợ khẩn cấp cho [Các nước châu Âu từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa chống dịch]

Theo số liệu chính thức, tính đến hết ngày 27/4 (giờ địa phương), Pháp đã ghi nhận 23.239 ca Tu vong trong tổng số hơn 130.000 ca mắc COVID-19, trong khi hơn 28.000 ca vẫn đang tại bệnh viện.

Theo kế hoạch, quốc gia đứng thứ 4 thế giới và đứng thứ 3 tại châu Âu về số ca mắc COVID-19 này dự kiến sẽ gỡ bỏ lệnh phong tỏa chống dịch, được áp đặt từ ngày 17/3 đến hết ngày 11/5.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Đức, ngày 28/4, Berlin đã trở thành bang cuối cùng của nước này yêu cầu người đi mua sắm bắt buộc phải đeo khẩu trang kể từ ngày 29/4.

Trước đó, kể từ ngày 28/4, quy định đeo khẩu trang bắt buộc đã được áp dụng đối với hành khách đi các phương tiện giao thông công cộng như tàu, xe buýt tại 16 bang ở Đức, quốc gia đã có 6.126 ca Tu vong trong tổng số 158.758 ca mắc bệnh./.

Phương Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/dich-covid19-cac-benh-vien-cong-cua-phap-can-kiet-ngan-sach-dieu-tri/637392.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY