Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Dịch COVID-19 phức tạp tại Đông Nam Á, chính quyền đau đầu xử lý ổ dịch tại các khu công nghiệp

Chỉ trong một thời gian rất ngắn, dịch bệnh ở khu vực Đông Nam Á diễn biến ngày càng phức tạp. Nghiêm trọng hơn, đã xuất hiện ổ dịch tại các khu công nghiệp.

Số ca mắc và Tu vong liên tiếp đạt đỉnh

Lần đầu tiên số ca nhiễm mới theo ngày tại Malaysia vượt ngưỡng 7.000 ca. Tại Campuchia  tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này từ đầu mùa dịch đến nay vượt ngưỡng 26.000 ca. Trong khi đó quốc gia có hơn 110 triệu dân là Philippines  đã xét nghiệm cho hơn 12 triệu người kể từ khi dịch bùng phát vào tháng 1/2020. Dù  số ca mắc mới ở Philippines  giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao. Ở Indonesia mỗi ngày có tới hàng nghìn ca nhiễm mới. Quốc gia vạn đảo này có tới 1,7 triệu người mắc bệnh và gần 50.000 người Tu vong.

Tình hình nghiêm trọng đến mức ngành y  tế của Malaysia đã lên tiếng cảnh báo, nếu người dân không tuân thủ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, nước này có thể đối mặt với số ca nhiễm theo ngày lên đến 8.000 ca trong tháng 6 tới. Đến nay, Chính phủ Malaysia đã  áp dụng biện pháp hạn chế đi lại trên toàn quốc cho tới hết tháng 6 để ngăn chặn dịch bệnh  lây lan.


Xếp hàng để được tiêm vắc xin ngừa COVID-19

Tại Lào, dịch bệnh COVID-19 đã xuất hiện ở  6/18 tỉnh thành trong 24 giờ qua, trong đó có cả các ca cộng đồng và  ca nhập cảnh được cách ly ngay. Mặc dù Lào đã hơn 1 tháng thực hiện lệnh phong tỏa, nhưng vẫn số  ca nhiễm mới trong cộng đồng tại Lào vẫn tăng. Bộ Y tế Lào cho biết việc một số người dân không tuân thủ các quy định phòng chống, vẫn tập trung ăn uống, đi lại đã dẫn đến những chùm ca bệnh mới.

Đáng chú ý, có quốc gia như Campuchia đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh nhưng đường cong dịch bệnh vẫn có xu hướng đi lên. Nghiêm trọng nhất là việc xuất hiện các ổ dịch tại các nhà máy, khu công nghiệp.

Nhiều nhà máy, khu công nghiệp trở thành “điểm nóng” của dịch bệnh

Campuchia là một trong những ví dụ điển hình, số ca nhiễm mới trong công nhân nhà máy tại một số tỉnh như Kampong Speu, Koh Kong, Takeo, Kampong Chhnang và Svay Rieng gia tăng tăng. Để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng, chính quyền các tỉnh đã thông báo  danh tính người nhiễm COVID-19 để những người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh có thông tin để  đi làm xét nghiệm và tự cách ly tại nhà 14 ngày.

Thậm chí, Chính phủ Indonesia phải quyết định kéo dài các biện pháp hạn chế phòng, chống COVID-19 quy mô nhỏ từ ngày 31/5 đến ngày 14/6, đồng thời áp dụng biện pháp này tại thêm 4 tỉnh là  Gorontalo, Maluku, Bắc Maluku và Tây Sulawesi.


Người lao động nước ngoài tại Singapore xét nghiệm COVID-19

Trước nhu cầu vừa duy trì sản xuất, vừa chống dịch,  Indonesia đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng, với việc bắt đầu tiêm chủng cho công nhân.  Công nhân trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như thực phẩm và hóa dầu sẽ là những người đầu tiên được tiêm chủng . Tổng thống Indonesia  Joko Widodo cho biết: "Chúng tôi hy vọng các nhà máy, khu công nghiệp đều sẽ được bảo vệ khỏi COVID-19 ... Bởi các khu công nghiệp, nhà máy  đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Nếu sản xuất bị đình đốn, tăng trưởng kinh tế của Indonesia  sẽ suy giảm."

Các công ty tham gia chương trình tiêm chủng cho người lao động bao gồm tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever Indonesia, nhà sản xuất hóa dầu Chandra Asri và  Công ty nông sản và thực phẩm Sinar Mas. Mỗi công ty sẽ dành  từ 2.000 đến 4.000 mũi tiêm cho số công nhân tương ứng của họ.

Indonesia đã bắt đầu đợt tiêm chủng từ giữa tháng 1, tập trung vào các nhóm ưu tiên cao như nhân viên y tế, cảnh sát và quân đội. Chương trình tiêm  vắc xin miễn phí này sẽ chính thức được mở rộng ra công chúng vào tháng 7 tới.

Tại Singapore, lây nhiễm trong cộng đồng đôi gia tăng trở lại khiến Chính phủ nước này đã bắt đầu hạn chế các cuộc tụ tập xã hội, hạn chế nhập cảnh đối với hầu hết lao động nước ngoài và ra lệnh xét nghiệm hàng loạt trong các ngành và lĩnh vực có ca bệnh mới.

Giới chức Singapore buộc phải mở rộng xét nghiệm virus  tại những nơi nguy cơ cao như những nơi tập trung người lao động nhập cư. Singapore đã cho xét nghiệm khoảng 9.000 người lao động tại sân bay và trung tâm mua sắm. Gần 4.000 công nhân làm việc tại cảng cũng được xét nghiệm  sau khi phát hiện ra 4 trường hợp dương tính với COVID-19  tại các   cảng biển của thành phố. Cơ quan Hàng hải và quản lý cảng cho biết đến nay có hàng nghìn kết quả xét nghiệm âm tính.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ong Ye Kung, người dự kiến trở thành Bộ trưởng Y tế vào cuối tháng này, cho biết trong một bài đăng trên Facebook nếu  hạn chế các xét nghiệm  đối với những người lao động có nguy cơ cao tại sân bay và cảng biển sẽ khó kiểm soát được dịch bệnh. “Chúng ta cần bảo vệ các tiền tuyến của mình để bảo vệ phần còn lại của Singapore.”, ông Ong Ye Kung cho biết.

Như vậy ở Đông Nam Á, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát tại các nhà máy, nơi tập trung đông người, cảng biển, khu công nghiệp vẫn còn hiện hữu. Nhưng các quốc gia đang vừa gồng mình ngăn chặn dịch bệnh vừa đảm bảo phát triển kinh tế, hạn chế thấp nhất việc đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Hải Yến

(theo Straistimes, Aljazeera)

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/60ae5c9df8ec6eb0673825f2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY