Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dịch sốt xuất huyết chưa qua, dịch tay chân miệng đã đến

Trong khi bệnh sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh tay chân miệng lại đang bước vào mùa dịch với số ca bệnh trong tháng 9 tăng gấp đôi so với những tháng trước.

Phụ huynh giấu bệnh, không hợp tác với nhà trường

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, trong tháng 9, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 6.573 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 2 lần so với tháng trước. Theo dự đoán, trong tháng 10, tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng sẽ tăng mạnh bởi hiện dịch bệnh đang bước vào mùa.

Ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, cho biết: "Chỉ có khoảng 16% trong số gần 15.000 trẻ (tính từ đầu năm đến nay) bị tay chân miệng phải nhập viện điều trị. Phần lớn số trường hợp mắc tay chân miệng đều ở thể nhẹ, tuy nhiên các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ không thể chủ quan mà cần cách ly trẻ ở nhà, không nên đưa đến lớp nhằm hạn chế lây lan cho các trẻ khác. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm trẻ để sớm phát hiện các dấu hiệu trở nặng của bệnh nếu có để đưa đến cơ sở y tế điều trị kịp thời".

Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng, ngày 8/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại quận Bình Thạnh - nơi có một trường mầm non xuất hiện ổ dịch tay chân miệng trong những ngày gần đây.

Theo đó, từ ngày 11/9, Trường Mầm non 27 (quận Bình Thạnh) phát hiện hai ca bệnh đầu tiên với những dấu hiệu đặc trưng như trẻ có nốt đỏ, bọng nước trên cánh tay. Sau khi khám, hai trẻ này được bác sĩ xác định mắc tay chân miệng và hướng dẫn nghỉ học, điều trị tại nhà 14 ngày. Đến nay, toàn trường có 24 trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhưng đã có 19 trẻ trở lại đi học bình thường, 5 trẻ hiện vẫn được điều trị cách ly tại nhà. Không chỉ riêng Trường Mầm non 27, trên địa bàn quận Bình Thạnh đã có 6 trường thông báo có ca bệnh tay chân miệng (từ 2-4 trẻ bị bệnh) và chưa ghi nhận thêm các ca bệnh mới.

Theo bà Vũ Thị Tố Loan, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh, khó khăn nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay là nhà trường không nhận được sự hợp tác của phụ huynh học sinh. Nhiều phụ huynh có tâm lý giấu bệnh, vẫn tiếp tục cho trẻ đến trường và vô tình làm lây lan cho những trẻ khác.

Kịp thời cách ly trẻ khi trẻ có dấu hiệu bệnh

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, dù chưa có trường hợp Tu vong do mắc bệnh tay chân miệng, thế nhưng bệnh hiện vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. "Bệnh tay chân miệng lây truyền qua tiếp xúc với người bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật, bề mặt nhiễm chất tiết của người bệnh nên nguy cơ sẽ còn tiếp tục tăng trong những tháng tới khi bệnh đang bước vào mùa. Việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng hoàn toàn phụ thuộc vào công tác dự phòng không dùng Thu*c. Do đó, để phòng tránh bệnh tay chân miệng, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ, bảo mẫu... thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ và chính mình bằng nước xà phòng. Bên cạnh đó, những đồ chơi, đồ dùng của trẻ thường xuyên phải được rửa sạch bằng nước và xà phòng để ngăn ngừa mầm bệnh", bác sĩ Nguyễn Trí Dũng cho biết.

Còn theo bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giữa ngành giáo dục và ngành y tế chắc chắn dịch bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục lan rộng. "Do đó, các trường học cần tuân thủ việc thực hiện khử khuẩn theo định kỳ đồ chơi, dụng cụ học tập của học sinh, nhất là trong các trường mầm non. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh tay chân miệng, giáo viên cần ngay lập tức khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ đi khám và kịp thời cách ly với trẻ khác", bác sĩ Lê Hồng Nga khuyến cáo.

Trước tình hình bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh, ngành y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị tăng cường hoạt động phòng, chống bệnh tay chân miệng. Trong tháng 10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố sẽ tổ chức các đoàn giám sát, hỗ trợ các trung tâm y tế quận, huyện tổ chức tổ chức các hoạt động phòng, chống bệnh tay chân miệng trong cộng đồng và trong trường học.

Bên cạnh đó, ngày 7/10, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi các trường về tăng cường phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và vệ sinh môi trường. Theo đó, Sở đề nghị thủ trưởng các trường chủ động phối hợp với các cơ sở y tế và cơ quan liên quan của địa phương triển khai một số biện pháp như: Thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi, vật dụng trong lớp học hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Trường có thực hiện công tác bán trú, nội trú cần tăng cường vệ sinh chiếu, mền và phòng ngủ; tăng cường nhắc nhở học sinh rửa tay đúng quy trình trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Sở cũng lưu ý, nếu có trường hợp học sinh bị bệnh, các đơn vị phải báo cáo ngay cho Trung tâm y tế địa phương và Sở; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình…

Ngoài bệnh tay chân miệng, TP Hồ Chí Minh hiện cũng đang "chống chọi" với dịch sốt xuất huyết. Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, trong tháng 9, bệnh sốt xuất huyết tương đương với tháng 8 nhưng vẫn ở mức cao, với 8.128 ca bệnh. Theo đó, từ đầu năm đến nay, TP Hồ Chí Minh ghi nhận có 9 trường hợp Tu vong, trong đó có 7 người lớn và 2 trẻ em. Hầu hết các trường hợp Tu vong đều đến bệnh viện trễ, sau một thời gian tự mua Thu*c điều trị tại nhà; một số ít người có thể trạng béo phì, có bệnh mạn tính... Bài và ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức
Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/dich-sot-xuat-huyet-chua-qua-dich-tay-chan-mieng-da-den-20191008181509706.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY