Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Dịch tay chân miệng dai dẳng vì dửng dưng với chất diệt khuẩn

Bé trai 3 tuổi nhập viện vài giờ đã trụy tim mạch, ngưng thở. Cha mẹ bé khóc ngất khi biết mình mất con bởi lơ là vệ sinh nhà cửa...
BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 TPHCM, nơi tiếp nhận cấp cứu điều trị hàng ngàn trẻ vào mỗi mùa tay chân miệng">dịch tay chân miệng (TCM) cho biết, từ đầu năm đến nay ông chứng kiến nỗi đau mất con của hàng chục gia đình như vậy. Và thầy Thu*c đau lây: Chưa bao giờ bệnh nhi mắc TCM nhiều và nặng như năm nay. Chưa bao giờ sự thiếu hiểu biết (thậm chí thờ ơ) của người lớn về căn bệnh này lại dễ gây mất mát lớn đến thế! Theo báo cáo của sở Y tế TPHCM, từ đầu năm đến đầu tháng 6/2011 các tỉnh phía Nam đã có hơn 8.207 ca TCM, tăng trên 100% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó có 29 ca Tu vong, đều là trẻ em.

Không chỉ hoành hành tại các tỉnh phía Nam, dịch TCM bắt đầu xuất hiện tại 6 tỉnh thành (trong đó có Hà Nội), nâng tổng số địa phương có dịch lên 30.

Theo nhận định của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, dịch TCM hè năm 2011 diễn biến khó lường và có tốc độ lây lan cao nhất kể từ khi phát hiện bệnh (2005) đến nay. Tháng 6 - tháng giảm ca bệnh trong mọi năm, biểu đồ bệnh vẫn vươn theo phương thẳng đứng. Cuối tháng 7, dịch lan rộng; vẫn có bệnh nhi Tu vong.

Để chặn dịch, Bộ Y tế đã ban hành công văn khẩn yêu cầu các tỉnh, thành giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; cử các đội cơ động chống dịch tập trung xử lý triệt để mọi ổ dịch. Các địa phương liên tục khuyến cáo người dân cảnh giác cao độ, thậm chí cung cấp chất khử khuẩn cho nhiều trường học và hộ dân.

Nỗ lực đến thế, nhưng dịch TCM không bớt nguy hiểm, bởi nhiều gia đình còn chưa biết về nó, nên chưa sợ nó.

Hóa chất chặn dịch để... dội bồn cầu

BS Trương Hữu Khanh kể, ngay trong đợt cao điểm (từ tháng 3 - 6/2011) hầu hết phụ huynh khi đưa con đến viện đều không biết TCM là bệnh gì, phòng ngừa ra sao. Nhiều cha mẹ cho rằng con họ không mắc bệnh dịch, chỉ nổi bóng nước vì ở bẩn. Một số trẻ bị biến chứng thần kinh, co giật liên tục, phụ huynh đưa đến bệnh viện vẫn khai báo con bị chứng động kinh mà không biết đã bị biến chứng TCM. Có trường hợp khi nhà có bé mắc bệnh nhưng vẫn cho trẻ khác tiếp xúc, bú cùng bình, chơi chung đồ chơi. Dù các vật dụng, bề mặt trẻ thường tiếp xúc là "cầu nối" bệnh tật với con trẻ, nhưng hiếm khi được quan tâm vệ sinh sạch sẽ. Khảo sát của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho thấy, hóa chất khử khuẩn (Cloramine B hoặc nước Javel, dùng bắt buộc khi trong nhà có trẻ mắc bệnh TCM hoặc có trẻ sống ở gần nhà mắc bệnh) ít được dân tin dùng. Chỉ những gia đình được thông báo có trẻ bệnh tử vong ở gần nhà mới chịu vệ sinh sàn nhà, đồ chơi. Hầu hết hộ dân dù được phát miễn phí dung dịch sát trùng vẫn không sử dụng. Sở dĩ có tình trạng này, là do hóa chất khử khuẩn đều nhớt và hôi rất đặc trưng gây khó chịu; nên nhiều gia đình chỉ dùng để... khử khuẩn bồn cầu.

"Ghét" rửa tay: Chuyện thường mùa "đỉnh" dịch

Kết quả khảo sát về việc rửa tay thực hiện ngẫu nhiên với 100 bà mẹ có con trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học (50 ở Hà Nội, 50 ở TPHCM) cho thấy: Chỉ 8 mẹ rửa tay cho con ngay sau khi trẻ rời chốn công cộng (trường học, sân chơi trẻ em, quán ăn) hoặc nhà vệ sinh. 15 mẹ có nhắc con rửa tay tuy nhiên không biết trẻ có thực hiện hay không. 76 mẹ còn lại chờ đến lúc tắm rửa thì mới rửa tay cho con. Hầu hết các mẹ không lau sàn nhà, vệ sinh đồ chơi cho con hàng ngày. Bản thân các mẹ, hầu hết không rửa tay sau khi sử dụng các thiết bị nơi công cộng.

Theo PGS-TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng Khoa Chống nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai (Hà Nội), những con số này không đáng giật mình bởi ngay nhân viên y tế cũng thường quên rửa tay. Kết quả dự án tăng cường vệ sinh bàn tay do Bộ Y tế vừa thực hiện tại hơn 10 bệnh viện cho thấy chỉ khoảng 40% bác sĩ, y tá và điều dưỡng tuân thủ đúng quy trình rửa tay. Lãnh đạo một số BV cũng cho biết dù đã liên tục nhắc nhở nhân viên rửa tay trước khi khám bệnh nhưng nhiều người "lờ" công đoạn quan trọng này. Nhiều BV thiếu chỗ rửa tay cho người thân bệnh nhân hoặc có nhưng lại thiếu dung dịch rửa tay. Vị thầy Thu*c này khẳng định tình trạng ít rửa tay ở người lớn lẫn trẻ nhỏ là một trong những "chất xúc tác" mạnh khiến dịch TCM mỗi năm một nóng.

BS Trương Hữu Khanh khẳng định, bệnh TCM quen nhưng chưa có liệu pháp trị bệnh tận gốc. Vì vậy, phụ huynh nên đưa con đến viện ngay khi trẻ có triệu chứng thông thường như lở miệng, lở lưỡi, nổi bóng nước...; tránh để đến lúc xuất hiện biến chứng, nguy cơ trẻ Tu vong là rất cao!

Theo Bảo Trung - VietNamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dich-tay-chan-mieng-dai-dang-vi-dung-dung-voi-chat-diet-khuan-9916.html)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có diễn tiến bệnh khá nhanh, chỉ mới sang ngày thứ hai, thứ ba đã có biến chứng và đi đến Tu vong.
  • Tại TP.HCM đã có 9 trẻ Tu vong do bệnh tay chân miệng, BV Nhi Đồng 1 gửi mẫu ra nước ngoài xét nghiệm nhằm làm rõ về type virus gây bệnh.
  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY