Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Điểm mặt 8 nguyên nhân khiến bạn ngứa khắp người càng gãi càng ngứa

Bạn đã từng trải qua cảm giác ngứa khắp người càng gãi càng ngứa chưa? Nếu đã từng trải qua thì chắc chắn bạn đã cảm thấy rất khó chịu và lo lắng phải không nào? Những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu như vậy? Cùng điểm mặt 8 lý do thường gặp nhất sau đây!

8 nguyên nhân khiến bạn ngứa khắp người càng gãi càng ngứa

Không phải tất cả mọi người đều có triệu chứng ngứa giống nhau. có người thì khi tắm xong bị ngứa đỏ rồi càng gãi càng ngứa lan khắp cả người. có người lại bị ngứa da vào ban đêm, gãi trong vô thức rồi khi sáng dậy thì thấy xước da rất nhiều. có người thì bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân, có người thì ngứa gãi nổi cục như mề đay… và rất nhiều triệu chứng ngứa khác nhau.

Ngứa là triệu chứng xảy ra khi cơ thể bị dị ứng với một ác nhân nào đó từ bên ngoài hoặc có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó trong cơ thể. sau đây là 10 nguyên nhân điển hình khiến bạn bị ngứa khắp người càng gãi càng ngứa:

1.Bệnh dị ứng

Trong các nguyên nhân gây ngứa khắp người càng gãi càng ngứa thì bệnh dị ứng là nguyên nhân gây ngứa da phổ biến nhất. ở một số người có phản ứng khi gặp các yếu tố bên ngoài như: phấn hoa, hóa chất, thời tiết, thức ăn,… hoặc các đồ vật có chứa chất gây dị ứng khác có trong môi trường sống.

Khi bị dị ứng, cơ thể tiết ra histamine - là 1 chất chống lại các tác nhân gây dị ứng. histamines muốn đẩy những chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể hoặc loại bỏ chúng ra khỏi da của bạn và vô tình tạo ra các phản ứng như: ngứa trên da, hắt hơi, chảy nước mắt…

Ngứa do dị ứng sẽ được cải thiện khi bạn tránh khỏi các tác nhân gây dị ứng hoặc làm sạch da để loại bỏ các yếu tố gây dị ứng đó. các bác sĩ da liễu khuyên người bệnh khi bị dị ứng thì nên chườm lạnh hoặc thoa kem dưỡng ẩm thay vì gãi. nếu tình trạng dị ứng nặng thì cần gặp bác sĩ để được kê đơn Thu*c hợp lý.

2. Các bệnh ngoài da

Các bệnh ngoài da thường gặp như: bệnh vẩy nến, nổi mề đay, mẩn ngứa, nấm da, rôm sảy… cũng khiến bạn bị ngứa càng gãi càng lan. Trường hợp này bạn cần phải có biện pháp vệ sinh da sạch sẽ và điều trị kịp thời nếu không sẽ làm lây lan ra nhiều vùng da khác nhau, khiến bạn vô cùng khó chịu và da bạn phải chịu những tổn thương nặng nề.

Bạn đừng cố gắng gãi để mong giảm ngứa, vì bạn gãi chính là lý do làm cho các tổn thương lan rộng nhanh chóng hơn. Móng tay, ngón tay mang vi khuẩn từ vùng da này tới vùng da khác khiến tình trạng ngứa của bạn nghiêm trọng hơn một cách nhanh chóng. 

3. Do da khô, da bị mất nước

Bề mặt da hay chất sừng bị khô do thiếu lớp lipid đặc biệt sẽ khiến bạn bị ngứa. Có trường hợp da bị mất nước, thiếu nước cũng khiến bạn ngứa ngáy khắp người, nhất là khi tắm nước nóng quá lâu hay là vào ban đêm khi ngủ. Bởi vì ban đêm, bạn thường không uống nhiều nước nên khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng gây nên việc ngứa toàn thân.

4. Do các bệnh về gan

Men gan cao, viêm gan virus, xơ gan… và nhiều bệnh về gan khác đều có biểu hiện chính là việc mẩn ngứa ngoài da. Vùng da ngứa có thể cố định ở một số vị trí ở cổ, lưng, tay nhưng cũng có thể lan ra toàn thân và đặc biệt là tần suất và cường độ ngứa thì càng ngày càng tăng và không thể kiểm soát được.

Khi bạn thường xuyên bị ngứa khắp người càng gãi càng ngứa và có kèm một số biểu hiện như vàng da, nước tiểu màu sẫm, mệt mỏi, chán ăn thì cần phải đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.

5. Do suy giảm, rối loạn chức năng thận

Thận đảm nhiệm chức năng thải độc quan trọng trong cơ thể. Vì một lý do nào đó mà thận bị ảnh hưởng, khiến chức năng thận bị suy giảm hoặc rối loạn sẽ khiến cho thận không đảm nhiệm được chức năng đào thải độc tố vốn có. Khi cơ thể không đào thải được các chất độc ra bên ngoài thì sẽ tích tụ độc tố gây phù nề, ngứa ngáy toàn thân và càng gãi thì chỉ làm cơn ngứa thêm nặng hơn mà thôi. Lúc này, bạn cần tới bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh và bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.

6. Rối loạn hệ thần kinh trung ương

Hệ thần kinh trung ương là một hệ thống được tạo thành từ bộ não, tủy sống và các dây thần kinh chạy khắp cơ thể. Hệ thần kinh trung ương có tác dụng truyền thông tin khắp cơ thể, điều khiển hành vi của cơ thể. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, khi hệ thần kinh trung ương bị rối loạn thì có thể xảy ra một số phản ứng bất thường về xử lý các thông tin ngứa, đau của cơ thể.

Một số bệnh có thể gây rối loạn hệ thần kinh gây ngứa như: trầm cảm, tiểu đường, zona thần kinh, bệnh đa xơ cứng… Những bệnh lý này cần phải tiến hành điều trị và can thiệp sớm để tránh gây nguy hiểm. Đặc biệt là cũng không được gãi khi cảm thấy ngứa. Nó không làm cơn đau thuyên giảm mà còn làm da xây xát nghiêm trọng hơn.

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến mạch máu dưới da bị tổn thương, ảnh hưởng tới sự luân chuyển chất dinh dưỡng, từ đó khiến da khô sần, người bệnh thường xuyên bị ngứa.

7. Do một số bệnh lý về máu

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngứa toàn thân là do một số bệnh lý về máu như: bệnh đa đa hồng cầu, lượng histamin trong máu tăng, loạn sản tủy,… những bệnh này nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cần sớm được can thiệp.

8. Do nhiễm bệnh xã hội

Các bệnh xã hội lây lan qua đường T*nh d*c như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS là những căn bệnh có biểu hiện sớm là tình trạng ngứa da. Những bệnh nhân bị nhiễm bệnh xã hội thường bị ngứa toàn thân do hệ miễn dịch suy giảm, tác dụng phụ của Thu*c kháng virus hay sự gia tăng tụ khuẩn...

Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa – càng gãi càng nguy hiểm

Cứ ngứa là chúng ta có phản ứng gãi, đây là việc làm hết sức bình thường. Có một số trường hợp chỉ cần gãi hoặc xoa một lúc thì cảm giác ngứa sẽ dịu đi và chấm dứt. Tuy nhiên trong một số trường hợp càng gãi lại càng ngứa, ngứa càng gãi càng lan rộng ra hơn. Cảm giác này vô cùng khó chịu.

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng việc gãi ngứa chỉ có thể can thiệp tạm thời, giúp cảm giác ngứa vơi bớt đi phần nào nhưng lại có thể gây ra nhiều hậu quả cho da. Trong khi gãi, chúng ta đã làm các tế bào da bị trầy xước và các dây thần kinh dưới da bị tổn thương.

Việc gãi tuy có thể giúp giảm ngứa và khó chịu tức thì nhưng nó cũng có thể làm cơ thể giải phóng một chất gọi là serotonin có khả năng chống đau và giảm ngứa trên da. Điều này làm cho phản ứng ngứa trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn.

Hậu quả có thể là vùng ngứa ngày một lan rộng ra, những vết ngứa bị trầy xước, thậm chí chảy máu, tạo thành những vết sứt, sẹo trên da. Sau đó khi cơn ngứa đi qua bạn sẽ có cảm giác đau, xót, nhất là khi đi tắm hay cơ thể ra mồ hôi thì lại càng khó chịu hơn.

Vì thế, khi bạn bị ngứa, khi chưa xác định được nguyên nhân gây ngứa là gì và cách điều trị, khắc phục ra sao thì bạn nên áp dụng một số phương pháp khác nhẹ nhàng, an toàn hơn và ra sức gãi. ví dụ như dùng nước sạch lau vùng ngứa, dùng kem dưỡng ẩm hoặc kem bôi chống ngứa, chườm mát vùng ngứa, dùng tay xoa nhẹ,…

ngứa khắp người càng gãi càng ngứa có thể là biểu hiện của dị ứng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó mà bạn đang gặp phải. bạn hãy kiềm chế và đừng gãi để tránh gây xây xước da, chảy máu. thay vào đó là hãy áp dụng một số phương pháp đơn giản để giảm ngứa. nếu các dấu hiệu không thuyên giảm thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị.

Minh Trang | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/diem-mat-8-nguyen-nhan-khien-ban-ngua-khap-nguoi-cang-gai-cang-ngua-348206)

Tin cùng nội dung

  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY