Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Điểm nóng Covid-19 tại Hà Nội: Hàng quán đóng cửa, phố xá vắng hoe

Dân trí Khu vực giáp ranh phố Trúc Bạch, quán ăn, quán cà phê đều đóng kín cửa. Khu vực chợ và các cửa hàng tạp hóa ở gần đó lại ở trong tình trạng đối lập hoàn toàn, tấp nập người đi gom thực phẩm. Bí thư Vương Đình Huệ: Cách ly 176 nhân khẩu ở phố Trúc Bạch Infographics: Bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Hà Nội đã đi những đâu? Hà Nội công bố ca mắc Covid-19 đầu tiên

Như Dân Trí đã đưa tin, trong cuộc họp khẩn diễn ra vào đêm 6/3, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội chính thức xác định trên địa bàn TP Hà Nội đã có bệnh nhân dương tính với Covid-19. Bệnh nhân là N.H.N., 26 tuổi, làm quản lý khách sạn tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Ngay trong đêm 6/3, Thành phố cũng đã tổ chức cách ly toàn bộ những hộ và cá nhân ở số nhà 125-139 phố Trúc Bạch, Quận Ba Đình. Lực lượng chức năng cũng đã rào chắn và kiểm soát ra vào trên tuyến phố Trúc Bạch.

Ghi nhận thực tế tình hình tại các khu vực giáp ranh với phố Trúc Bạch vào sáng nay, 07/03, đường phố vắng bóng người qua lại, các hàng quán đóng cửa đồng loạt.

Tại phố Châu Long, đoạn giao với phố Trúc Bạch có trên dưới 20 cửa hàng, chủ yếu là quán ăn, quán cà phê đều đóng kín cửa, dù đã gần trưa, riêng khu vực chợ và các cửa hàng tạp hóa ở gần đó lại ở trong tình trạng đối lập hoàn toàn: Tấp nập người xếp hàng mua tích trữ các mặt hàng nhu yếu phẩm, đặc biệt là thực phẩm, nước uống, giấy vệ sinh...

Bác Tâm, chủ một cửa tiệm cà phê ở 39 Châu Long, vị trí ngay sát ngã ba giao với phố Trúc Bạch đang được kiểm soát cho biết: "Tối muộn ngày hôm qua tôi thấy nhiều người và xe của lực lượng chức năng đến đầu phố, hiếu kỳ ra xem thì mới hay thông tin về trường hợp nhiễm Covid-19 ở trong phố này". 

Hay tin khu vực có người nhiễm bệnh, ngay sáng nay, bác Tâm đã tự giác đóng cửa quán cà phê của mình để đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi người. "Tối qua biết tin muộn quá, đã sửa soạn lỡ mẻ cà phê nhưng sáng nay tôi vẫn quyết định đóng cửa hàng, dù không nằm trong diện bị bắt buộc. Đống cà phê kia chắc tôi phải đổ đi, nhưng dịch bệnh như thế này, làm như vậy cho yên tâm, trước nhất là bảo vệ cho mình, sau đó là bảo vệ cho mọi người".

Chia sẻ với PV, bác Tâm tự tin khẳng định, mình luôn có sẵn khẩu trang, ý thức vệ sinh và thực phẩm trong nhà, dịch đến mình cứ chủ động phòng ngừa thì không việc gì phải hoang mang sợ hãi cả.

Bán báo đã nhiều năm ở ngay ngã 3 Châu Long - Trúc Bạch, bác Hương chia sẻ: "Tối qua tôi vừa được con gọi điện thông báo thì biết tin, con tôi cũng bảo nghỉ bán nhưng vì cái nghề của tôi nghỉ 2-3 hôm là mất hết khách ngay. Sáng nay soạn báo ra bán thấy đường phố vắng vẻ quá, tình hình này chắc sắp tới cũng phải nghỉ một thời gian".

Bác Hương cũng nói thêm: "Tôi lâu nay sống rất bình thản, có bệnh thì mình phòng ngừa thôi, còn lại có nhà nước đã làm nên biết tin có người bị nhiễm bệnh ở ngay gần nơi làm việc cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều. Chỉ là từ khi có dịch đến giờ, báo bán chậm quá, bây giờ có thêm vụ này người ta không dám qua đây nên tôi mới tính đến chuyện nghỉ". Cũng như nhiều người dân khác, mong mỏi của bác Hương là làm sao cho dịch nhanh hết để công việc, cuộc sống trở lại như bình thường.

Cô Thủy bán cháo ở phố Châu Long đã mấy chục năm nay, cũng là người rất quan tâm đến các tin tức liên quan đến dịch Covid-19 từ TV, báo chí và các cuộc họp khu phố kể với chúng tôi: "Tối qua khi phố Trúc Bạch được rào lại, nhiều người quanh khu Châu Long này đã dọn đi ngay trong đêm vì nghi ngại dịch bệnh. Tin đến muộn quá nên đã nấu dở nồi cháo, bán hết chỗ này chắc tôi cũng nghỉ, tính đường về quê tránh dịch một thời gian".

Cũng theo cô Thủy, ngay sáng nay, trong khu chợ trên phố Châu Long, giá thực phẩm đã tăng chóng mặt: "Tất cả mọi loại đồ ăn, thực phẩm đều lên, nhất là thịt. Thịt lợn bình thường 150.000 đồng/kg giờ đã lên 200.000 đồng/kg, bất kể là rọi, thăn, mông”.

Ngay từ đêm qua đến sáng nay, nhiều người đã nườm nượp đi tích trữ nhu yếu phẩm nhưng cô Thủy cho biết mình nghĩ không cần phải lo lắng như vậy: “Tôi nghĩ cảnh tích trữ đồ này chỉ có hôm nay, ngày mai còn sau đó sẽ trở lại bình thường, bởi thực sự tình hình vẫn chưa quá lo lắng, đồ ở nhà tôi vẫn đủ ăn mấy ngày nữa, lúc đó ra mua cũng chưa muộn”.

Cô thủy cũng khoe với chúng tôi rằng, nhiều bạn bè trên các hội nhóm Facebook, Zalo đã “rộn ràng” ngay từ đêm qua. Tôi ở ngay đây biết tin sớm nên cũng đã thông báo tình hình nắm được với mọi người, đồng thời trấn an mọi người rằng, không được quá hoang mang. “Trong dịch này tôi rất tin vào nhà nước mình. Đáng tiếc là khi chỉ còn mươi ngày nữa là có thể công bố hết dịch, thì vì cô này thiếu ý thức nên mọi chuyện lại phức tạp ra”.

Từng trải qua dịch SARS (2002-2003) nhưng theo cô Thủy nhận định, dịch Covid-19 này ảnh hưởng đến mọi người và công việc bán hàng của mình hơn hẳn. “Tôi nghĩ rằng, mọi người lo lắng phần nhiều là do đến giờ vẫn chưa có Thu*c phòng, chữa bệnh. Hy vọng rằng, nay mai dịch sẽ được kiểm soát, tôi mong được trở lại cuộc sống bình thường lắm rồi”.

Minh Nhật

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/diem-nong-covid-19-tai-ha-noi-hang-quan-dong-cua-pho-xa-vang-hoe-20200307072807009.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY