Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Điều dưỡng căng thẳng nhất khi thấy sự chịu đựng của người bệnh

Những ngày đầu thực tập, điều dưỡng Mỹ Xuyên bị ám ảnh đến mất ăn, mất ngủ vì hình ảnh bệnh nhân đau đớn khi cắt lọc, người chằng chịt vết thương.

Nữ điều dưỡng bệnh viện đa khoa hoàn mỹ minh hải (cà mau) từng ý định kết thúc thực tập sẽ chọn làm nội khoa, đỡ nhìn cảnh bệnh nhân đau đớn phẫu thuật, ống thông chọc khắp người. "đến ngày phỏng vấn xin việc, tôi lại quả quyết thích làm ngoại khoa vì ngưỡng mộ anh chị đồng nghiệp mảng này", chị chia sẻ.

10 năm theo nghề, chị xuyên vẫn nguyên cảm giác lo lắng khi người bệnh nằm hậu phẫu có diễn biến bất thường. xót xa trước những đớn đau của người bệnh, thương những lúc bệnh nhân khó chịu vì bệnh tật mà không thể yên giấc, nữ điều dưỡng 31 tuổi không ít lần stress nhưng cũng càng yêu nghề, mong có thể làm nhiều điều giúp bệnh nhân.

Nghiên cứu mới đây trên 926 điều dưỡng hệ thống y khoa hoàn mỹ cho thấy điều khiến điều dưỡng căng thẳng nhất là các yếu tố liên quan chăm sóc người bệnh.

Thạc sĩ phạm thị thạch trúc, chuyên viên huấn luyện điều dưỡng cấp cao tập đoàn y khoa hoàn mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết khảo sát thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10. đa số các điều dưỡng tuổi từ 21 đến 40, làm việc tại các khoa hồi sức tích cực, hậu phẫu, cấp cứu và một số khoa nội trú.

Tình trạng stress của điều dưỡng khảo sát theo bộ 34 câu hỏi của pamela gray toft và james g. anderson. "nhìn thấy sự chịu đựng của người bệnh" khiến điều dưỡng bị stress cao nhất. một số yếu tố khác gây stress gồm thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật trên người bệnh phải chịu đau đớn, điều dưỡng cảm thấy bất lực khi tình trạng người bệnh không cải thiện, chứng kiến người bệnh Tu vong, lắng nghe hoặc nói chuyện với người bệnh về cái ch*t sắp đến của họ...

Các yếu tố gây quá tải công việc cũng khiến điều dưỡng stress, đặc biệt là quá nhiều công việc giấy tờ và gặp sự cố máy tính khi đang làm việc, không đủ thời gian để hỗ trợ tư vấn tâm lý người bệnh. một vài điều dưỡng stress do sự phê bình của bác sĩ, của cấp trên, được phân công đến hỗ trợ các khoa khác do thiếu nhân sự.

Các điều dưỡng công tác tại khoa hồi sức tích cực và cấp cứu có mức stress cao nhất.

Nữ điều dưỡng thăm hỏi người bệnh. ảnh do bệnh viện cung cấp.

Để ứng phó stress, một số điều dưỡng tìm sự hỗ trợ xã hội, trò chuyện với người có thể đưa ra giải pháp, lập kế hoạch hành động, rút kinh nghiệm trong quá khứ... diễn tiến xấu của người bệnh có ảnh hưởng lớn đến tâm lý điều dưỡng, do đó cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống cấp cứu xảy ra.

Nhóm nghiên cứu đề xuất các nhà quản lý cần xây dựng chiến lược phòng ngừa và giải pháp ứng phó stress cho đội ngũ điều dưỡng tại bệnh viện. nhân viên y tế cần được tập huấn về kỹ năng phê bình và lắng nghe về phê bình để không gây căng thẳng trong quá trình làm việc. cần nâng cao kỹ năng khen thưởng và kỹ năng phản hồi, lập kế hoạch đào tạo nhân sự và luân chuyển điều dưỡng phù hợp với nguồn nhân lực tại bệnh viện.

Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế và hệ thống bệnh án điện tử có thể giúp giảm bớt công việc giấy tờ, cải thiện khả năng theo dõi tiến trình người bệnh và giảm tổng khối lượng công việc của điều dưỡng.

Stress là phản ứng S*nh l* của cơ thể nhằm đáp ứng với thể chất hoặc tâm lý là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người bị stress được xem như không khỏe mạnh, làm việc không có hiệu quả và nguy cơ bị T*i n*n cao. Stress sẽ tác động nghiêm trọng đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng và hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ y tế.

Mỹ xuyên tâm sự, vất vả của điều dưỡng không nằm ở những bất thường về giờ giấc sinh hoạt, "cơm sáng lúc hai giờ chiều và cơm chiều lúc mười giờ tối", trực xuyên đêm, mà chủ yếu là những áp lực với công việc, với người bệnh, với bác sĩ, với mạng xã hội, nạn bạo hành nhân viên y tế...

"vất vả là vậy nhưng nếu hỏi có hối hận không khi chọn ngành điều dưỡng, câu trả lời là không", chị khẳng định. nữ điều dưỡng nói chị yêu khoảnh khắc bệnh nhân nở nụ cười sau 72 giờ hậu phẫu sóng gió, thích cảm giác nhìn thấy những vết thương nhiễm trùng tiến triển tốt từng ngày, mến những ánh mắt chào tạm biệt của người bệnh khi xuất viện.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dieu-duong-cang-thang-nhat-khi-thay-su-chiu-dung-cua-nguoi-benh-4200692.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Thư ngỏ gửi các sinh viên ngành Y - Kêu gọi góp ý cho các bài viết, share, kêu gọi bạn bè, chia sẻ know-how để kiến thức y khoa được đến với cộng đồng.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY