Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Điều gì gây ngứa vùng miệng? Làm thế nào để điều trị?

Ngứa vùng miệng có thể do dị ứng thực phẩm, nhiễm virus,.... Tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa chính là yếu tố giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp...

ngứa vùng miệng có thể do dị ứng thực phẩm, nhiễm virus, nhiễm nấm hoặc do có thể do các phản ứng nguy hiểm gây ra. tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa vùng miệng chính là yếu tố giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Tổng quan về tình trạng ngứa vùng miệng

1. Triệu chứng

Các triệu chứng ngứa vùng miệng phụ thuộc vào yếu tố nguyên nhân. Các triệu chứng mà bạn có thể gặp phải như:

    Ngứa trong và ngoài miệng

Bạn có thể gặp phải các triệu chứng không được đề cập trong bài viết. Để nhận được thông tin đầy đủ hơn, bạn có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên y tế.

2. Nguyên nhân gây ngứa vùng miệng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa miệng mà phổ biến nhất bao gồm:

Dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa miệng, thường gặp nhất là dị ứng thực phẩm. bạn có thể nhận ra tình trạng này rất dễ dàng, vì triệu chứng ngứa và nóng vùng miệng chỉ xuất hiện khi bạn nhai và nuốt thực phẩm đó. ngay khi bạn lấy thức ăn ra khỏi miệng, tình trạng ngứa sẽ giảm bớt. ngứa vùng miệng do dị ứng thực phẩm còn được gọi là hội chứng dị ứng miệng.

Các triệu chứng do hội chứng dị ứng miệng gây ra thường thuyên giảm sau 20 phút. Nếu triệu chứng kéo dài, đây có thể là phản ứng phản vệ. Trong trường hợp này bạn nên đến bệnh viện để khắc phục kịp thời.

Nấm miệng

Nấm miệng hay còn gọi là nấm lưỡi, tưa lưỡi, vi nấm gây ra bệnh lý này là Candida albicans. Chúng xuất hiện trong amidan, nướu, lưỡi và trong vòng miệng. Các triệu chứng của bệnh nấm miệng thường gặp như:

    Khô miệng

Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu rất dễ mắc bệnh lý này.

Herpes miệng

Herpes miệng là bệnh do virus Herpes simplex gây ra, đây là bệnh rất dễ lây lan. Herpes miệng gây ra các nốt mụn nước và các vết loét ở vùng quanh miệng.

Trước khi các mụn nước xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy ngứa và nóng ran quanh môi. Các mụn nước hình thành sau đó vỡ ra tạo thành các vết loét quanh miệng. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 2 tuần.

Sốc phản vệ (phản ứng phản vệ)

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Phản ứng phản vệ có thể bắt đầu bằng triệu chứng ngứa, nóng ran hoặc sưng trong miệng. Nguyên nhân phổ biến gây sốc phản vệ bao gồm:

    Nọc độc của ong, côn trùng khác

Những người bị dị ứng chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình như sổ mũi, phát ban, nổi mề đay, chảy nước mắt, ngứa nhẹ và nóng ran sẽ thuyên giảm dần sau 24 giờ. Tuy nhiên, tình trạng có thể phát triển thành sốc phản vệ. Cụ thể triệu chứng sốc phản vệ bao gồm:

    Cổ họng bị thắt chặt

Sốc phản vệ có thể gây Tu vong nếu không được khắc phục kịp thời. Khi nhận thấy các triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bạn có thể xác định nguyên nhân gây ngứa miệng bằng cách dựa vào các triệu chứng đi kèm. chẳng hạn như triệu chứng ngứa miệng và cổ họng có thể do dị ứng thực phẩm, sốc phản vệ, nấm miệng, dị ứng Thu*c. ngứa bên ngoài miệng có thể do dị ứng thực phẩm nhẹ, nấm miệng, bệnh herpes môi.

Điều trị ngứa vùng miệng

Trước khi tiến hành điều trị, bạn cần xác định nguyên nhân gây ngứa vùng miệng để lựa chọn phương án thích hợp.

1. Ngứa miệng do phản ứng dị ứng nhẹ

Đối với các phản ứng dị ứng nhẹ, các triệu chứng thường tự hết sau vài phút khi bạn lấy thức ăn ra khỏi miệng. Nếu triệu chứng kéo dài, bạn có thể cần dùng Thu*c kháng histamine không kê đơn để cải thiện tình trạng này.

2. Ngứa miệng do phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể được điều trị bằng Thu*c kháng histamine hoặc Thu*c epinephrine và phải được theo dõi chặt chẽ đến khi tình trạng được điều trị dứt điểm.

Những người có tiền sử dị ứng phải luôn mang theo dụng cụ tiêm tự động epinephrine trong trường hợp khẩn cấp. Vì Thu*c này có thể ngăn chặn hoặc phòng ngừa sốc phản vệ. Ngoài ra, bạn không nên ăn các thực phẩm hay tiếp xúc với các hóa chất đã từng gây ra dị ứng.

3. Ngứa miệng do virus Herpes

Herpes miệng có thể được điều trị bằng Thu*c uống hoặc Thu*c bôi ngoài da. trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm Thu*c kháng virus để chống lại virus herpes. một số loại Thu*c thường được dùng để điều trị herpes miệng bao gồm:

    Penciclovir

4. Ngứa miệng do nấm

Nếu bạn bị nấm miệng, bác sĩ có thể kê toa Thu*c chống nấm để ức chế vi nấm gây bệnh trong miệng. bên cạnh Thu*c viên, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng viên ngậm hoặc nước súc miệng để điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Phòng ngừa ngứa vùng miệng tái phát

Bạn có thể ngăn ngừa ngứa vùng miệng bằng cách:

    Điều trị Herpes môi và nấm miệng để hạn chế tình trạng ngứa vùng miệng

Với trường hợp sốc phản vệ và dị ứng nghiêm trọng, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, nếu các triệu chứng dị ứng nhẹ kéo dài hơn 24 giờ hoặc có chuyển biến nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu sốc phản vệ của cơ thể.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ngua-vung-mieng)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY