Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Điều trị bệnh HIV/AIDS như thế nào?

Hiện nay việc điều trị HIV/AIDS chỉ có thể là điều trị triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Thu*c Retrovirut (ARV) có thể làm hạn chế sự sinh sôi, phát triển của virus HIV, tăng thời gian sống cho người bệnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những cách điều trị khác như về tâm lý, điều trị phơi nhiễm.

Điều trị hỗ trợ

Áp dụng cho mọi người có xét nghiệm HIV dương tính không triệu chứng, không dùng Thu*c mà bằng các biện pháp nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đó là: Giữ tinh thần lạc quan; Dinh dưỡng đúng cách, bổ sung vitamin; Thể dục đều đặn; Có lối sống lành mạnh: không sử dụng rượu, Thu*c lá, M* t*y, an toàn T*nh d*c...

Điều trị dự phòng phơi nhiễm

Phơi nhiễm là khi có tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh HIV như bị các vật nhọn đâm gây rách da có chảy máu hay bị dịch tiết, máu bắn vào niêm mạc mắt (thường gặp ở nhân viên y tế) hay do quan hệ T*nh d*c không an toàn...

Điều trị dự phòng phơi nhiễm nhằm ngăn chặn HIV xâm nhập vào tế bào. Thời điểm điều trị tốt nhất là 6 giờ sau khi có tiếp xúc đến tối đa 72 giờ, bằng Thu*c kháng sinh (ARV) trong vòng 4 tuần. 

Điều trị phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con

điều trị bằng ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ mới sinh từ mẹ có HIV. Tùy theo tình trạng nhiễm HIV của bà mẹ và thờiđiểm mang thai sẽ có những chỉ định điều trị thích hợp.

Trẻ sinh ra cũng được uống ARV trong 24 giờ đầu sau khi sinh và sau đó được tiếp tục theo dõi tại các bệnh viện Nhi đồng. Việc điều trị này làm giảm đáng kể tỉ lệ trẻ nhiễm HIV từ 30% xuống còn khoảng 6%.

Điều trị nhiễm trùng cơ hội

Nhiễm trùng cơ hội là những bệnh nhiễm trùng xuất hiện khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch do HIV như tiêu chảy, nấm miệng, giời leo, herpes, lao, viêm não...

Người nhiễm HIV/AIDS có thể phòng ngừa các nhiễm trùng cơ hội bằng các biện pháp giữ vệ sinh tối đa trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, tiêm chủng phòng ngừa các bệnh như viêm gan, viêm não... và điều trị phòng ngừa bằng kháng sinh hay các Thu*c đặc trị khác. Nếu có nhiễm trùng cơ hội nên được điều trị sớm theo đúng chỉ định của thầy Thu*c.

Điều trị kháng HIV

Hay còn gọi là điều trị ARV (Anti-Retro Virus), là điều trị phối hợp 3 loại Thu*c kháng HIV nhằm mục đích:

Ngăn chặn sự phát triển của HIV, giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, từ đó nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ, giúp người bệnh tiếp tục làm việc, học tập.

Làm giảm lượng virus HIV trong cơ thể nên làm giảm lây lan trong cộng đồng.

Điều trị kháng HIV bắt đầu khi người bệnh có các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội, số tế bào CD4 dưới 250/mm3 máu. Đây là loại điều trị lâu dài và phức tạp, do vậy cần có sự hợp tác của người bệnh và tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của thầy Thu*c như uống Thu*c đầy đủ, đúng liều lượng, đúng giờ. Không tự ý thay đổi Thu*c, không phối hợp các loại Thu*c khác nếu không có chỉ định của thầy Thu*c.

Thu*c có một số phản ứng bất lợi khác nhau ở mỗi người như rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy), mệt mỏi, nhức đầu, đôi khi sốt và nổi những mảng đỏ trên da. Các tác dụng phụ xuất hiện sớm và hết sau 6 tuần hoặc xuất hiện muộn hơn… Cần thông báo cho thầy Thu*c khi có các dấu hiệu trên. Việc ngưng Thu*c đột ngột sẽ dẫn đến kháng Thu*c, làm HIV phát triển nhanh hơn.

Khi mắc HIV/AIDS bạn cần đến gặp bác sĩ ngay và lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh cũng như phù hợp với sức khỏe của bạn nhé.

Theo Thái Thị Hậu - VetNamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dieu-tri-benh-hiv-aids-nhu-the-nao-n347531.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY