Bệnh quáng gà được hiểu là một bệnh lý ở mắt với biểu hiện mắt nhìn kém vào ban đêm hay trong môi trường thiếu ánh sáng, nhất là khi trời bắt đầu tối, còn ban ngày thì họ hoạt động như những người bình thường.
Bệnh quáng gà có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể mắc bệnh song bệnh phát triển tăng dần theo tuổi tác. Có nhiều nguyên nhân gây ra quáng gà, nhưng nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh là thiếu vitamin A do khẩu phần ăn không hợp lí. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: nhiễm độc Thu*c, các bệnh lí liên quan đến gen di truyền, bệnh lí thần kinh ở thị giác…
Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà mà có phương pháp điều trị cụ thể, trường hợp quáng gà do thiếu vitamine A sẽ được bổ sung bằng vitamine A liều cao. Tuy nhiên để được chẩn đoán chính xác tình trang bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh, khi có biểu hiện quáng gà, chúng ta cần phải đến khám ngay ở các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được điều trị đúng và kịp thời.
Ngoài các nguyên nhân do di truyền, quáng gà do thiếu vitamine A hoàn toàn có thể phòng tránh bằng chế độ dinh dưỡng giàu vitamine A. Với các sản phụ đang mang thai cần bổ sung các loại thức ăn có nhiều vitamine A hoặc tiền chất của vitamine A như trứng, gan, các loại rau xanh, rau củ quả như cà rốt, cà chua…, với những trẻ không được bú mẹ hoặc đã cai sữa nên ăn dặm thêm các chất có chứa vitamine A. Tích cực phòng tránh và chữa trị kịp thời các bệnh mãn tính mà trẻ mắc phải như bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, sởi…và sớm bổ sung thêm thức ăn có chứa vitamine A. Đồng thời đưa trẻ đi uống vitamine A định kỳ theo chương trình quốc gia phòng chống mù lòa do thiếu vitamine A.
- Rau Kim Châm: 30gr rau kim châm nấu cùng đậu tương. Mỗi ngày sáng, tối ăn 1 lần, liên tục trong 15 ngày.
- Táo đỏ: Mỗi ngày ăn 5-10 quả, ăn liên tục trong 3-5 ngày sẽ có hiệu quả, có thể hầm nhừ táo đỏ thành canh rồi ăn.
- Cá tươi: nấu thành canh, ăn cá uống nước. Trong cá rất giàu vitamin A. Thích hợp dùng cho người bị bệnh quáng gà, có thể dự phòng bệnh khô mắt, quáng gà, bệnh viêm giác mạc.
- Thịt gà: 150gr thịt gà, 50gr củ cải, tất cả thái thành sợi nhỏ. Cho dầu vào nồi phi thơm hành, cho củ cải và thịt gà vào xào, thêm chút muối tinh, xì dầu, mỳ chính xào cho chín là được. Có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị chứng hoa mắt do gan hư, chứng quáng gà.
Quáng gà là một triệu chứng của một số bệnh lý mắt. Do đó cần khám mắt để bác sĩ kết luận là bệnh gì ở mắt . Từ đó bác sĩ mới có lời khuyên điều trị thích hợp, có thể điều chỉnh bằng kính đeo cũng có thể không cải thiện với kính đeo được.
Thoái hóa sắc tố võng mạc (quáng gà) thực tế không phải là một bệnh mà là 1 nhóm các bệnh có tính di truyền được biểu hiện bằng triệu chứng nhìn kém trong điều kiện ánh sáng yếu. Trong dân gian, người ta còn gọi đây là bệnh quáng gà. Vùng nhìn của người bệnh thu hẹp dần và xuất hiện các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc khi thăm khám đáy mắt. Phương thức di truyền của bệnh có thể theo các kiểu di truyền trội, di truyền lặn, di truyền lặn có liên quan với giới tính. Tỉ lệ mắc bệnh này trong dân cư ở Hoa kỳ là 1/4000. Trong số đó di truyền trội chiếm 20%, di truyền lặn liên kết với giới tính gần 10%, số còn lại là di truyền lặn và các trường hợp mắc bệnh đơn lẻ di truyền trội do đột biến mới xảy ra.
Mặc dù ban ngày bệnh quáng gà không gây ảnh hưởng gì lớn đến cuộc sống của người bệnh nhưng khi đêm xuống thì người bệnh không nhìn thấy rõ, làm việc quờ quạng có thể khiến họ trở nên chậm chạp, vụng về, hay ngã, dễ làm vỡ đồ đạc trong nhà…nên những người bị bệnh thường cảm thấy buồn, ở nhà và hạn chế tiếp xúc với người ngoài do thấy mình hậu đậu, nhất là ở tuổi mới lớn. Trẻ em ít hoạt động do sợ làm vỡ đồ đạc trong nhà.
Chủ đề liên quan:
điều trị nCoV quáng gà Sức khỏe toàn dân sức khỏe việt nam Viêm phổi cấp virus corona