Tâm sự hôm nay

Điều ước duy nhất

Trong cuộc đời làm thầy Thu*c, ai cũng có những kỷ niệm vui buồn. Có những kỷ niệm vui đã để lại dấu ấn không thể nào quên nhưng cũng có những nỗi buồn ít được mọi người chia sẻ. Rất may là những kỷ niệm vui ngày càng có vẻ nhiều hơn những kỷ niệm buồn...

Trong cuộc đời làm thầy Thu*c, ai cũng có những kỷ niệm vui buồn. Có những kỷ niệm vui đã để lại dấu ấn không thể nào quên nhưng cũng có những nỗi buồn ít được mọi người chia sẻ. Rất may là những kỷ niệm vui ngày càng có vẻ nhiều hơn những kỷ niệm buồn...

Chỉ mới đây thôi, một MC nổi tiếng của đài truyền hình trong khi trò chuyện với một chuyên gia đầu ngành tâm thần có hỏi một câu làm những người trong ngành tâm thần chúng tôi cảm thấy chạnh lòng: Bác sĩ tâm thần có bị lây bệnh tâm thần không? Vị chuyên gia này đã giải thích rằng bệnh tâm thần là một bệnh được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm như các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư… Còn tôi sẽ hỏi lại MC này khi nào các bác sĩ sản nam đẻ được thì khi đó các bác sĩ tâm thần chúng tôi sẽ bị lây bệnh tâm thần.

Có trường hợp bệnh nhân tên Kiên điều trị ở chỗ chúng tôi 3 tháng trời. Khi bệnh đã ổn định, về với gia đình lại nói với mọi người rằng mình vừa nằm điều trị ở Khoa Thần kinh, thật là đáng buồn. Bệnh nhân sợ nếu nói mình nằm điều trị ở Khoa Tâm thần sẽ bị mọi người nhìn với con mắt kỳ thị, xa lánh. Mặc dù hiện nay, bệnh tâm thần đã được xã hội quan tâm, chú ý và hiểu hơn, nhưng sự kỳ thị đối với bệnh vẫn còn khá phổ biến.

Lại có trường hợp một trung úy lục quân bị bệnh tâm thần, được điều trị ngoại trú, anh ấy ra vào viện nhiều lần, sau khi điều trị 2 năm thì bệnh ổn, chúng tôi giảm dần liều Thu*c. Tuy nhiên, bệnh nhân lại bỏ Thu*c không duy trì điều trị củng cố khiến bệnh tái phát. Trong cơn phát bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, cơn hưng cảm, bệnh nhân trở nên hung hăng, kích động, chửi bới ầm ĩ… Bệnh nhân vốn là một người to khỏe, lại biết võ thuật. Khi đó 5-6 anh em khoa tôi đã phải xúm lại ôm thật chặt bệnh nhân. Bệnh nhân lúc lên cơn kích động rất hung hăng, chân giậm, tay đánh, mồm kêu như người bị cướp, buộc chúng tôi phải tìm cách cố định cho bệnh nhân. Sau khi cố định được bệnh nhân, chúng tôi mới thực hiện được các thủ thuật điều trị, tiêm Thu*c cho bệnh nhân, sau đó bệnh nhân hồi phục trở lại. Nhưng oái oăm thay, ngay chiều hôm đó, ông bố của trung úy lục quân này không biết nghe mọi người kể lại thế nào mà đâm đơn kiện chúng tôi. Ông kiện lên tận phó giám đốc bệnh viện là chúng tôi dùng bạo lực đối với con trai ông. Bệnh nhân sau 15 ngày điều trị tại Khoa Bệnh đã ổn định và được ra viện. Sau đó, bệnh viện đã làm văn bản gửi cho gia đình bệnh nhân và không thấy phản hồi. Công việc của chúng tôi là vậy, phải cố định được bệnh nhân, nhất là những trường hợp bị kích động về ngôn ngữ và hành động buộc chúng tôi phải dùng số đông để trấn áp. Còn nếu coi như thế là hành hung thì có ngày chúng tôi phải hành hung đến 2 - 3 lần. Vì vậy, để mọi người hiểu được công việc của chúng tôi quả là không dễ dàng. Việc đó cũng đã khiến chúng tôi phải suy nghĩ và buồn nhiều, việc làm của chúng tôi là cần thiết cho dù nó có phần thô bạo vì nó đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và thầy Thu*c. Nhưng không hiểu sao những người thầy Thu*c chúng tôi cứ buồn mãi vì mình chỉ cứu bệnh nhân mà bệnh nhân không hiểu, lại đi kiện mình. Nỗi buồn cứ ám ảnh trong tâm trí chúng tôi mà không biết sẻ chia cùng ai. Vì thế, mùa Giáng sinh đến, nếu các em nhỏ ước ông già Noel đem thật nhiều món quà ý nghĩa thì anh em thầy Thu*c tâm thần chúng tôi chỉ có một điều ước duy nhất - đó là mọi người hãy hiểu chúng tôi hơn.

Mai Hương (ghi theo lời kể của TS. Bùi Quang Huy)
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dieu-uoc-duy-nhat-6144.html)

Chủ đề liên quan:

điều ước duy nhất

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY