Dinh dưỡng hôm nay

Dinh dưỡng cần thiết đối với phụ nữ mang thai trong mùa dịch

Việc tăng cường sức đề kháng mùa dịch bệnh là hết sức cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã đưa ra lời khuyên về chăm sóc phụ nữ mang thai trong mùa dịch Covid-19.

Theo đó, thai phụ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức khỏe và sức đề kháng, chủ động phòng covid-19 bằng cách hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết, tuân thủ nguyên tắc 5k, nhưng thai phụ cần lưu ý đi khám thai đúng lịch, đặc biệt các “mốc” quan trong trong 3 giai đoạn thai kỳ.

Mốc thăm khám thai định kỳ

ở 3 tháng đầu thai kỳ (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày), thai phụ cần khám thai ngay sau trễ kinh 2 - 3 tuần (trong thời điểm dịch covid-19) hoặc 1 - 2 tuần (khi hết dịch) để xác định vị trí thai, dấu hiệu sống của thai. khi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, thai phụ khám thai lần 2 để kiểm tra sức khỏe mẹ và tầm soát nguy cơ bất thường về số lượng nhiễm sắc thể cho thai (xét nghiệm combined test/nipt).

Đây là giai đoạn thai nhi tiếp tục hình thành các cơ quan, tổ chức như tủy sống, não, tim, phổi, gan… nên thai phụ cần tăng cường thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, uống bổ sung 60 mg sắt và 400 mcg acid folic để phòng thiếu máu và giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

ở 3 tháng giữa thai kỳ (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày), thai phụ cần khám thai mỗi tháng một lần, siêu âm hình thái học thai nhi quý 2, xét nghiệm máu tầm soát đái tháo đường thai kỳ, thiếu máu, xét nghiệm nước tiểu mỗi lần khám thai.

Ở 3 tháng cuối thai kỳ (tính từ tuần 29 đến tuần 40) tái khám 3 mốc: tuần 29 - 32 mỗi tuần khám 1 lần, siêu âm hình thái học thai nhi quý 3. Từ tuần 33 - 35, cứ 2 tuần khám 1 lần. Tuần 36 - 40 thai kỳ cần khám mỗi tuần một lần.

Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra nước, ra huyết *m đ*o, đa ối, thiểu ối, thai nhỏ, thai lớn bất thường, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, suy giáp, cường giáp, bệnh tim mạch…), lịch khám thai sẽ thay đổi, bên cạnh đó sẽ được chỉ định khám chuyên khoa nội tiết, dinh dưỡng, tim mạch… nhằm theo dõi sát hơn sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Nếu dịch vụ khám thai không bị gián đoạn do dịch bệnh, thai phụ cần khám thai định kỳ tại cơ sở y tế để đảm bảo thai phát triển tốt. cần uống viên sắt - acid folic hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng đều đặn hàng ngày theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Đồng thời, các bà mẹ mang thai cần thực hành các biện pháp phòng, chống mắc covid-19 trong mùa dịch như: vệ sinh cá nhân, tăng cường vận động, dinh dưỡng hợp lý; thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn tay; đeo khẩu trang ở nơi công cộng; vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc; thực hiện khai báo y tế…

Chế độ dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, bà mẹ mang thai cần được đảm bảo bữa ăn hàng ngày đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn… Đây là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu nhất. Đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ khi nhu cầu năng lượng tăng cao cho sự phát triển nhanh của thai nhi.

Thức ăn giàu đạm đến từ thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt đậu đỗ… Đây là các thực phẩm giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, cơ thể khỏe mạnh và phòng chống các bệnh nhiễm trùng. Các thực phẩm này cũng đồng thời cung cấp các khoáng chất như canxi, phospho giúp hình thành bộ xương chắc khỏe cho thai nhi, tránh loãng xương cho mẹ. Nên chọn nguyên liệu tươi và nấu chín kỹ trước khi ăn.

Rau tươi, trái cây tươi các loạilà nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bà mẹ mang thai… Chúng không những cung cấp khoáng chất và vitamin giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các thực phẩm này cũng đồng thời cung cấp nhiều chất xơ có lợi cho chức năng tiêu hóa của bà mẹ.

Cần thường xuyên thay đổi đa dạng các loại thực phẩm để vừa cung cấp tốt các chất dinh dưỡng vừa tạo sự ngon miệng, nhất là khi bà mẹ bị nghén.

Tránh ăn các thực phẩm chế biến công nghiệp vì chúng thường chứa các chất không có lợi cho sức khỏe như nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chuyển hóa nhưng ít các khoáng chất, vitamin và chất xơ…

Uống nước đầy đủ từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày giúp cho các chức năng chuyển hóa, miễn dịch của cơ thể mẹ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dinh-duong-can-thiet-doi-voi-phu-nu-mang-thai-trong-mua-dich-5657890.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY