Dinh dưỡng hôm nay

Dinh dưỡng cho trẻ dưới 12 tuổi tiêm vaccine Covid-19?

Rất nhiều bậc cha mẹ trên thế giới có những băn khoăn như có nên cho con dưới 12 tuổi tiêm vaccine phòng Covid-19 không, nên cho trẻ ăn gì sau tiêm vaccine Covid-19?

Trẻ em nên ăn gì trước khi tiêm vaccine Covid-19?

Theo bác sĩ Megan Culler Freeman, bác sĩ bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại UPMC ở Pittsburgh: "Vaccine chủng ngừa Covid-19 an toàn và hiệu quả ở trẻ em. Tiêm phòng là công cụ tốt nhất để giữ an toàn cho trẻ em khỏi Covid-19 và tiêm chủng cho trẻ em sẽ giúp giảm thiểu số trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng".

Bác sĩ Freeman nói: Không có bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào có thể làm cho vaccine hoạt động tốt hơn. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn như bình thường trước khi trẻ được hẹn tiêm vaccine. Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và protein nạc.

Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa cho rằng những gì trẻ em uống trước khi tiêm vaccine là rất quan trọng. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là rất quan trọng, nhưng hãy đặc biệt lưu ý đến việc cung cấp đủ nước cho cơ thể vào ngày tiêm phòng.

Ngoài việc giúp chống lại mệt mỏi và đau nhức cơ, hai tác dụng phụ tiềm ẩn khi tiêm chủng, việc đi tiêm vaccine được cung cấp đủ nước làm giảm nguy cơ mọi người gặp 'biến cố mơ hồ' hoặc ngất xỉu khi thấy kim tiêm.

Sau tiêm vaccine Covid-19

Không có bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào có thể làm cho vaccine hoạt động tốt hơn, tuy nhiên, có thể rất tốt nếu cho trẻ ăn những loại thực phẩm mà chúng cảm thấy thoải mái nếu chúng không cảm thấy khỏe.

Tốt nhất là ăn một chế độ ăn lành mạnh bao gồm trái cây và rau quả, tăng cường thực phẩm chống viêm như món súp gà và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh và thực phẩm được chế biến với nghệ, vốn nổi tiếng về đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng sau tiêm chủng.

Dưới đây là một số thực phẩm chống viêm rất tốt có thể giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn:

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ dùng Thu*c

Về sử dụng Thu*c, các chuyên gia cũng lưu ý không nên cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen trước khi tiêm chủng với ý tưởng ngăn ngừa các triệu chứng mà nên đợi các phản ứng sau khi trẻ tiêm vaccine.

Thông thường bạn cho con bạn dùng Tylenol hoặc ibuprofen sau khi tiêm chủng để điều trị bất kỳ cơn sốt, đau đầu, đau hoặc các triệu chứng khác, với điều kiện là con bạn không có tình trạng bệnh lý mà những loại Thu*c này sẽ bị chống chỉ định.

Theo các chuyên gia là cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa của con bạn để bạn biết uống liều lượng bao nhiêu là an toàn cho con bạn. Liều lượng dựa trên cân nặng hoặc độ tuổi là rất quan trọng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dinh-duong-cho-tre-duoi-12-tuoi-tiem-vaccine-covid-19-5680882.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY