Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Đổ bệnh vì... hũ dưa, đĩa trái cây

Một số kiểu ăn truyền thống đầy hương vị có thể gây hại lớn cho sức khỏe của bạn nếu quá ghiền

Ngồi chờ tái khám ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM), ông Trần B.C (55 tuổi; ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết cách đây mấy hôm, ông suýt mất mạng vì… bữa cơm nhà. Vợ chồng người bạn đãi ông bữa cơm nhà kiểu Bắc ngon lành với cà pháo mắm tôm, canh cua, thịt luộc, ít cá khô chiên giòn và món cải chua muối vàng ươm. Ông ăn rất ngon miệng để rồi nhập viện do huyết áp tăng vọt.

Tưởng ăn lành mạnh, hóa ra đầy muối

Còn chị Nguyễn M.D (47 tuổi; nhân viên văn phòng, quận Gò Vấp, TPHCM) vì công việc bận rộn nhưng vẫn thích ăn rau nên chọn cách muối tới mấy hũ rau dưa: dưa cải, bắp cải, su hào, dưa chuột mini… "Tôi cứ nghĩ 2 vợ chồng thích ăn món kho mằn mặn, ăn đồ chua cho cân bằng mà vẫn nhiều rau" - chị M. kể.

Sau mấy tháng tích cực "ăn rau", vợ chồng chị bị bác sĩ (BS) cảnh báo huyết áp quá cao, chị còn thêm dấu hiệu loãng xương.

Chị Trần Nguyễn B.T (45 tuổi; ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho hay chị ăn rất nhiều trái cây mà bác sĩ (BS) cứ bảo phải giảm mặn, giảm ngọt, ăn thêm rau, quả. Nhưng theo BS, thói quen chấm muối tôm khi ăn trái cây đã khiến chị nạp vào mỗi ngày lượng muối cao còn hơn số muối chị nêm khi nấu ăn cho cả nhà.

Vừa qua, viết trên tờ The Conversation, tiến sĩ Monique Tan từ Đại học Queen Mary ở London (Anh), cảnh báo không chỉ việc nêm nhiều muối khi nấu ăn mà cách bảo quản thực phẩm của người Trung Quốc cũng khiến họ trở thành một trong những quốc gia ăn mặn nhất thế giới: ướp, ngâm muối thực phẩm để bảo quản. Đáng ngại là không chỉ Trung Quốc, đa số các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, rất chuộng những món ăn ướp, ngâm muối. Theo nghiên cứu này, cách ăn và bảo quản thực phẩm truyền thống khiến người Trung Quốc ăn tới 10,9 g muối/ngày. Còn theo kết quả điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 tại Việt Nam, 90% người Việt Nam tiêu thụ đến 10 g muối/ngày, gấp đôi mức tối đa mà Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo (5 g/ngày). Cách giải quyết, theo tiến sĩ Tan, chính là hãy cố ăn thực phẩm tươi sống nhiều hơn.

Sinh đủ bệnh

BS.CK2 Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất, cho biết mối nguy phổ biến nhất khi ăn mặn là bệnh cao huyết áp. Ăn mặn làm cơ thể giữ nước nhiều hơn, tăng thể tích tuần hoàn, từ đó tăng huyết áp. Về lâu dài, sự quá tải tuần hoàn làm tăng nguy cơ suy tim do trái tim thường xuyên phải làm việc quá sức. Ngoài ra, người ăn mặn còn dễ suy thận do thận phải làm việc quá tải để cố gắng đào thải lượng muối quá dư thừa mà người ta ăn vào.

"Người chưa có bệnh mà ăn mặn thì sẽ phát sinh các bệnh trên. Người đã bệnh mà còn ăn mặn thì bệnh dễ diễn tiến nặng, dẫn đến biến chứng nguy hiểm" - BS Vũ cảnh báo.

BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TPHCM), cảnh báo sẽ rất nguy hiểm nếu gia đình tập cho trẻ ăn mặn từ nhỏ. Trẻ dưới 1 tuổi hoàn toàn không được nêm nếm thêm muối trong món ăn dặm, trẻ dưới 6 tuổi nên được nấu cho ăn riêng, ăn rất nhạt so với người lớn. Trên 6 tuổi, bé có thể ăn cùng cha mẹ với điều kiện cha mẹ không phải là người ăn mặn quá tiêu chuẩn.

Tình trạng trẻ em bị ăn mặn theo người lớn là nguyên nhân của nhiều trường hợp cao huyết áp ở trẻ em. Ngoài ra, ăn mặn còn có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương của bé bởi sẽ cản trở việc cơ thể hấp thu và chuyển hóa canxi. "Cơ thể cần vitamin D hoạt hóa để có thể sử dụng được nguồn canxi nạp vào. Vitamin D chúng ta ăn vào hay tiếp nhận được qua ánh nắng, Thu*c bổ chỉ là vitamin D dạng thô. Vitamin D thô đi vào máu, qua gan hoặc qua thận sẽ được gắn thêm gốc (-OH), từ đó mới thành vitamin D hoạt hóa. Ngoài ra, canxi còn được tái hấp thu ở ống thận trong quá trình chuyển hóa. Ăn mặn làm cho thận quá tải, gây hại cho cả 2 cơ chế nêu trên vì vậy khiến trẻ hấp thu canxi không tốt" - BS Tiến giải thích.

Theo ông, ở trẻ em, tốt nhất không nên ăn thường xuyên các món nhiều muối như dưa cải chua, các loại rau củ ngâm, không nên tập thói quen xấu là chấm mắm, muối khi ăn trái cây.

Tìm cách "xả" bớt!

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, nhìn nhận nhiều người lầm tưởng các món dưa chua, đồ chua, cà pháo... là món chua chứ không mặn. Thực ra, chúng rất mặn và nên "xả mặn" kỹ bằng nước sạch trước khi ăn. Bên cạnh đó, các loại mắm, khô bò, khô cá, khô mực... cũng là thực phẩm chứa rất nhiều muối. Ngoài các món "truyền thống" kể trên, người có bệnh phải kiêng ăn mặn còn cần tránh các loại thịt nguội, thực phẩm chế biến sẵn.

"Nếu có bệnh huyết áp, thận, loãng xương... mà còn lỡ ăn mặn, tốt nhất là hãy uống thật nhiều nước để muối được đào thải dễ và nhanh hơn. Ngoài ra, nên ăn thêm các loại rau chứa chất xơ hòa tan (tức có nhớt như đậu bắp, mồng tơi...) vì chất xơ hòa tan giúp hỗ trợ "cuốn" bớt muối thừa ra khỏi cơ thể rất tốt" - lương y Đinh Công Bảy khuyên.

Theo Anh Thư - Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/do-benh-vi-hu-dua-dia-trai-cay-n403513.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY