Khoa học hôm nay

Độc chiêu tự vệ bằng cách phun máu mắt khiến đối thủ hoảng sợ

Loài vật này có cách tự vệ kinh khủng khi làm kẻ thù hoảng sợ bằng cột máu cao 1,5 mét phun ra từ hốc mắt.

Thằn lằn sừng (thằn lằn có sừng phrynosoma) có tên khoa học là phrynosoma platyrhinos, sinh sống chủ yếu tại các hoang mạc, sa mạc khô cằn và nắng nóng thuộc châu mỹ như canada, guatemala, mexico,...

Thằn lằn có sừng phrynosoma là kẻ săn mồi đáng sợ của các sinh vật nhỏ bé khác như bọ cánh cứng, kiến, nhện,...

Loài vật 'phun máu mắt' để tự vệ khiến đối thủ hoảng sợ

Đối diện với kẻ thù, khi đã ở vào thế tuyệt vọng, loài thằn lằn có sừng phrynosoma sẽ tự làm tăng áp suất máu lên đầu. áp suất tăng nhanh khiến các mạch máu nhỏ xíu tại vùng giác mạc bị đứt: dòng máu phụt theo các ống dẫn nước mắt, phun thẳng vào mặt kẻ thù.

Khi bị đe dọa, cách phòng thủ mà chúng ưa thích nhất là đổi màu da để ẩn vào môi trường xung quanh. không những thế, chúng còn cố gắng hết sức nằm dán xuống mặt đất, để giảm tối đa nguy cơ bị kẻ thù phát hiện. tuy nhiên, khi ngụy trang không còn hiệu quả đối với những kẻ săn mồi láu cá và lỳ lợm, thằn lằn sẽ chuyển sang phương án tiếp theo là phát ra những tiếng xì xì đầy đe dọa, đồng thời cố hết sức gồng cơ thể lên, giương những chiếc gai nhọn về phía kẻ thù.

Trong tình thế nguy hiểm đến tính mạng, loài thằn lằn này sẽ tự làm tăng áp suất lên các mạch máu trong mắt để phun ra một dóng máu tươi có thể cao đến 1,5m. mặc dù máu của thằn lằn không có chất độc gây nguy hiểm cho kẻ thù của chúng nhưng cũng đủ khiến cho kẻ thù bị bất ngờ, hoảng sợ và bỏ chạy. chớp lấy cơ hội đó, thằn lằn nhanh chóng tẩu thoát.

Theo Lê Cao/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/doc-chieu-tu-ve-bang-cach-phun-mau-mat-khien-doi-thu-hoang-so-d127148.html

Theo Lê Cao/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/doc-chieu-tu-ve-bang-cach-phun-mau-mat-khien-doi-thu-hoang-so/20201231102557533)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Ngoài hàng chục thanh niên xăm trổ vằn vện, cảnh sát còn tìm thấy nhiều mã tấu, dao tự chế, ống tuýp sắt, roi điện... trên 3 ôtô nhóm này thuê đi thanh toán đối thủ.
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY