Chúng tôi tìm đến bản bương thuộc xã tân pheo, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình vào ngày đầu năm mới để tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo ăn vào dịp tết của người dao tiền ở đây.
Từ trung tâm huyện Đà Bắc phải đi gần 60 cây số mới đến bản Bương, nơi cư ngụ của người Dao Tiền ở Hòa Bình. Bản nằm biệt lập ở một bên của sườn núi, đường đi vào bản Bương rất dốc và khó đi, đầy rẫy những tảng đá to người ôm không xuể.
Tiếp xúc với chúng tôi, anh lê văn tấn (sn 1983, bản bương, xã tân pheo, huyện đà bắc, hòa bình) cho biết, tục thờ cúng, ăn ở bản bương đã có từ rất lâu đời.
Xưa kia tổ tiên của người Dao Tiền khi mới di cư đến vùng đất này thường xuyên phải chịu đói vì thức ăn vô cùng khan hiếm. Do chưa có đủ lương thực cho mọi người nên nhiều người đã phải bỏ mạng.
Cuộc sống tưởng chừng như đã đến lúc cùng quẫn thì bỗng một ngày kia những bản bương phát hiện ra ở khu rừng quanh bản chuột nhiều vô số kể. chính vì vậy, họ đã nảy sinh ra việc bắt chuột làm thức ăn chống lại cái đói, cái rét để duy trì sự sống.
Hằng ngày, phụ nữ và trẻ nhỏ ở nhà làm rẫy để chờ mùa thu hoạch, còn các thanh niên trai tráng người dùng cuốc xẻng đi bắt chuột.
Ngày tết bát hương của gia đình dao con cháu cúng cho tổ tiên bằng quần áo, lợn gà, rượu gạo và không thể thiếu khô để cho người ch*t no đủ, phù hộ mình cả năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe nhiều.
"Người Dao Tiền có phong tục tập quán từ ngày xưa rồi, ngày Tết, ngày lễ là tất cả các hộ có trách nhiệm góp tiền thờ cúng miếu làng. Rằm tháng 5, rằm tháng 9 và mùng 2 Tết.
Riêng mùng 2 tết, mỗi gia đình đóng góp 2-3 con chuột khô cho nhà ông mo rồi rót nước đổ lên chuột cho nóng rồi ông mo cùng mang ra miếu làng cúng.
Không có loại thịt gì có thể thay thế được để cúng trong đêm giao thừa. các ma làng và những người đã khuất chỉ chấp nhận loại đặc sản truyền thống này của dân mình", anh tấn chia sẻ.
Ông Lê Văn Thìn (xóm Bương) cho biết, mồng Hai Tết, mỗi hộ trong bản cúng hai con chuột khô (chuột làm sạch, sấy trên gác bếp), một cái bánh chưng, một chai rượu, một mảnh giấy.
Những thứ này để cầu đầu năm làm nương được mùa, làm tiền được tiền, nuôi vịt nuôi gà đừng cho diều hâu bắt, chăn trâu, chăn bò không bị lăn dốc, rắn rết độc cắn, dịch bệnh không lây lan, người người khỏe mạnh, làng xóm yên ổn.
Người dao tiền quan niệm, đầu năm không ai được dùng tươi, nếu giết mổ chuột là điềm không lành, là mạo phạm đến thần chuột.
Trước lúc giao thừa, gia chủ là đàn ông để lên bàn thờ khấn các cụ tổ tiên về ăn tết thịt chuột. nhà nào có nhiều nhất trong ngày tết thì gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Thịt chuột thờ phải tự tay gia chủ đi bắt, không được mua ở ngoài về thì mới thể hiện sự thành kính.
Hiện nay, dù đời sống ở bản Bương đã được cải thiện đáng kể, ít hộ đói nhưng tục lệ đi săn chuột và thờ cúng thần chuột vẫn không bị mai một.
Chủ đề liên quan:
ăn tết cúng thịt chuột này tết độc đáo hòa bình làng ăn thịt chuột ngày tết ngôi làng người dân Thịt Chuột tin nóng xã hội