Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Độc hoạt tang ký sinh trị bệnh cơ xương khớp

Bệnh cơ xương khớp Đông y gọi là chứng phong, phong thấp, hàn thấp, phong nhiệt. Trong y học cổ truyền có rất nhiều bài Thu*c hỗ trợ điều trị khá hiệu quả. Trong đó bài Thu*c Độc hoạt tang ký sinh có nhiều ưu điểm nổi trội hơn cả.

Nguồn gốc của bài Độc hoạt tang ký sinh

Hoàng đế Trung Hoa do ít vận động nên thường đau nhức mỏi, cá biệt có người đau tê cả 2 chân, đi lại khó khăn. Hoàng đế yêu cầu các quan Ngự y đệ trình bài Thu*c. Hàng trăm bài Thu*c của các quan Ngự y đã được đệ trình lên Hoàng đế. Riêng chỉ có một danh y đệ trình lên một bài Thu*c rất đơn giản. Đó là bài Thập toàn đại bổ gia giảm kết hợp với cao xương dê và mật ong.

Ông giải thích rằng, bài thập toàn đại bổ: bỏ bạch truật, hoàng kỳ gia nhục quế, đỗ trọng, độc hoạt, ngưu tất, tang ký sinh, tần giao, tế tân có tác dụng trị chứng đau nhức khắp cơ thể, tê mỏi 2 chân.  đó chính là bài độc hoạt tang ký sinh của tôn tư mạo. ông cho rằng: con dê hàng ngày ăn hàng trăm thứ lá, con ong hàng ngày hút mật hàng trăm loại hoa, đó là những bài Thu*c mà con người không thể tổng hợp để chế ra các vị Thu*c điều trị được nhiều chứng bệnh. cho nên dùng bài Thu*c trên phối hợp với cao xương dê, quyện với mật ong để điều trị bệnh cho hoàng đế.

Đó là nguồn gốc sâu xa của bài độc hoạt tang ký sinh được gia giảm từ bài thập toàn đại bổ áp dụng điều trị cho bệnh nhân mắc chứng phong tê thấp, nhức mỏi xương khớp.

Độc hoạt tang ký sinhMột số vị Thu*c trong bài Độc hoạt tang ký sinh có tác dụng trị đau khớp.

Bài Độc hoạt tang ký sinh của Tôn Tư Mạo

Bài Thu*c gồm có 15 vị: độc hoạt 8g, tang ký sinh 12g, tần giao 12g, phòng phong 8g, tế tân 4g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g, sinh địa 12, đỗ trọng 12g, ngưu tất 8g, nhân sâm 4g, phục linh 12g, nhục quế 4g, cam thảo 4g.

Tác dụng của các vị Thu*c trong bài như sau

Độc hoạt: vị cay, tính ôn, có tác dụng trừ phong tà, táo hàn thấp, trị các chứng phong, hàn, thấp làm lưng gối tê mỏi.

Tang ký sinh: vị đắng tính bình, có tác dụng bổ can thận, làm mạnh gân cốt.

Tần giao: vị đắng tính bình, có tác dụng trừ phong thấp, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu, trị các chứng phong tê thấp, tay chân bị co rút.

Phòng phong: vị cay ngọt, tính ôn, có tác dụng phát hãn giải biểu trừ phong thấp, trị đau các khớp, đau nhức mỏi toàn thân, các chứng tý do hàn thấp, phong tà.

Tế tân: vị cay tính ấm, có tác dụng trừ phong tán hàn, giảm đau, trị các chứng đau nhức đầu, đau tức ngực, phong hàn thấp tý.

Đương quy: vị cay đắng ngọt thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trị các chứng tê nhức, sinh cơ, đại tiện táo.

Bạch thược (tẩm dấm sao): vị chua đắng, tính hơi hàn, trị đau nhức mỏi.

Xuyên khung: vị cay tính ôn, có tác dụng hoạt huyết, hành khí, khu phong giảm đau, trừ phong thấp, sưng đau các khớp, hành huyết, tán ứ, đau đầu chóng mặt.

Sinh địa: vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng bổ chân âm, lương huyết, thông huyết mạch, bồi bổ ngũ tạng.

Đỗ trọng: vị ngọt hơi cay tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt.

Ngưu tất (tẩm rượu sao): vị đắng chua, tính bình, có tác dụng bổ can thận mạnh gân cốt, trị chứng đau 2 đầu gối đi lại khó khăn.

Nhân sâm: vị ngọt hơi đắng, tính hàn (nếu dùng sâm Cao Ly thì tính ôn, nếu dùng Cát lâm sâm của Trung Quốc tính hàn phải sao với nước gừng) có tác dụng bổ đại nguyên khí.

Phục linh (bạch linh): vị ngọt nhạt tính bình, có tác dụng làm cường tráng cơ thể, nhuận táo, bổ tỳ, ích khí sinh tân dịch, trị các chứng đau do khí nghịch và các chứng lâm.

Nhục quế: vị ngọt cay tính đại nhiệt, có tác dụng bổ chân hỏa trợ dương, khu hàn, giảm đau, trị các chứng mệnh môn hỏa suy yếu tay chân lạnh.

Cam thảo: vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, ích tinh điều hòa các vị Thu*c, làm tỳ vị mạnh lên để hấp thụ các vị Thu*c khác, đồng thời dẫn Thu*c vào địa chỉ cần điều trị.

Kinh nghiệm điều trị

Trong bài độc hoạt tang ký sinh: độc hoạt, tế tân, phòng phong, tần giao kết hợp với nhau để có đủ sức mạnh khu phong trừ thấp. tang ký sinh, ngưu tất, đỗ trọng phối hợp với nhau để nâng cao tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt. nhân sâm, phục linh, cam thảo phối hợp với nhau để đại bổ nguyên khí, làm thực vệ khí, tăng cường chính khí để tiêu diệt tà khí. đương quy, bạch thược, xuyên khung phối hợp với nhau để dưỡng huyết điều doanh bổ can thận, ích khí huyết. nhục quế có tác dụng ôn tán hàn tà, thông lợi huyết mạch có tác dụng tuyên tý chỉ thống.

Toàn bộ bài Thu*c có tác dụng: Ích bổ can thận, bổ khí huyết, khu phong tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, trị đau các khớp và đau khắp cơ thể của người cao tuổi và người ở độ tuổi trung niên kể cả nam và nữ.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/doc-hoat-tang-ky-sinh-tri-benh-co-xuong-khop-n184626.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến, thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh do sự phá huỷ làm mất lớp niêm mạc dạ dày hành tá tràng.
  • Tôi bị kiết lỵ đã mấy tuần nay, đau bụng, mót rặn và đi đại tiện phân có nhầy máu. Tôi đã dùng Thu*c uống nhưng không khỏi.
  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY