Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Độn silicone ngực trái sau điều trị ung thư, cô gái bị vỡ túi độn mà không biết

- Không hề hay biết đến khi siêu âm, cô gái trẻ 28 tuổi ở TP.HCM mới biết túi độn silicone trong vú trái bị vỡ.

Tại Hội thảo về phòng, chống ung thư TP.HCM vừa qua, bác sĩ khoa Điều trị tổng hợp, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, bệnh nhân là chị T.N., 28 tuổi (ở quận 9, TP.HCM). Trước đó năm 2016, chị N. được chẩn đoán ung thư vú trái. Bác sĩ tiến hành cắt bỏ vú trái và tái tạo bằng túi độn silicone và hẹn tái khám định kỳ 3 tháng một lần.

Qua 3 năm ổn định cho đến tháng 6/2019, bệnh nhân tái khám theo định kỳ thì bác sĩ phát hiện túi độn silicone bị vỡ trong khi chị N. không hề hay biết. Bệnh nhân được phẫu thuật lấy túi độn cũ và thay túi độn mới.

Túi độn ngực bị vỡ. ảnh: BSCC

Các chuyên gia chia sẻ rằng, theo các nghiên cứu túi độn silicone đạt tỉ lệ bảo tồn không vỡ lên đến 98% sau 5 năm và 83-85% tồn tại đến 10 năm, trung bình 1 túi silicone độ bền ít nhất từ 6-8 năm.

Theo các bác sĩ BV Ung Bướu TP.HCM, đa số các ca vỡ túi silicone khó phát hiện và cũng không ảnh hướng đến sức khỏe bệnh nhân. Nguyên nhân chủ yếu làm vỡ túi độn silicone do tác động bởi các dụng cụ phẫu thuật.

Hình ảnh sau khi đặt túi ngực cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC

Để phát hiện tình trạng vỡ túi ngực thường sẽ có nhiều thay đổi hình dạng vú, kích thước hoặc độ săn chắc; co thắt vỏ bao túi độn; sờ thấy khối u hoặc đau vú bệnh nhân nên đi khám bác sĩ. Đến bệnh viện làm kiểm tra như chụp MRI, siêu âm, nhũ ảnh, CT có thể đánh giá được 90% tình trạng túi ngực độn.

Phan Nhơn

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/lam-dep/don-silicone-nguc-trai-sau-dieu-tri-ung-thu-co-gai-bi-vo-tui-don-ma-khong-biet-595868.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY