Bài thuốc dân gian hôm nay

Đông y chung tay phòng, chống dịch

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) vừa huy động Thu*c và sản phẩm y học cổ truyền để dùng cho người bệnh nhiễm SARS-CoV-2, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và những người cách ly tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Theo ông đậu xuân cảnh- chủ tịch hội đông y việt nam, y học cổ truyền gọi covid-19 là chứng ôn - ôn nhiệt, tức do nhiệt độc gây nên. khi cơ thể có nguy cơ nhiễm chứng ôn, chúng ta nâng cao sức đề kháng để phòng tránh…

Nhiều vị Thu*c đông y có tác dụng bổ khí huyết rất tốt.

Tăng cường sức đề kháng

Theo ông đậu xuân cảnh, hiện nay nhân loại đang đối mặt với dịch bệnh vô cùng nguy hiểm - đó là covid-19. y học cổ truyền gọi dịch bệnh này là chứng ôn - ôn nhiệt, tức do nhiệt độc gây nên. y học hiện đại đã có cách phòng chống tốt nhất là tiêm vaccine để tạo kháng thể cho từng cơ thể cũng như tạo kháng thể cho cả cộng đồng. tuy nhiên, lúc chưa có vaccine hoặc trong giai đoạn mới tiêm vaccine chưa đủ điều kiện tạo nên kháng thể để chống lại virus sars-cov-2 thì chúng ta cần có một cơ thể khỏe mạnh để tạo ra sức đề kháng phòng chống dịch bệnh.

“việc bộ y tế cho phép sử dụng Thu*c y học cổ truyền để tham gia công tác phòng chống dịch covid-19 là rất tốt. đặc biệt, với những người xét nghiệm dương tính nhưng chưa đến giai đoạn phát bệnh hoặc những người đã phát bệnh nhưng ở giai đoạn nhẹ, chưa phải thở máy, bệnh nhân vẫn có thể ăn uống bình thường thì nên dùng Thu*c đông y để nâng cao chính khí, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. làm cho cơ thể có khả năng phòng chống virus gây bệnh”- ông cảnh chia sẻ.

Chủ tịch hội đông y việt nam cũng đồng thời đề nghị người dân nên chủ động sử dụng Thu*c bổ đông y (theo hướng dẫn của thầy Thu*c) để tăng cường sức đề kháng, góp phần hạn chế nhiễm bệnh dịch hoặc nếu có nhiễm bệnh dịch thì khi bệnh phát, triệu chứng cũng nhẹ hơn.

Ông đậu xuân cảnh cho rằng, trong đông y các nguyên nhân gây bệnh được y học cổ truyền xếp vào mấy nhóm, trong đó có nhóm nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). cho nên một cơ thể khỏe mạnh sẽ có thể phòng chống được bệnh từ bên ngoài. khi bệnh dịch xâm nhập vào, gặp cơ thể sức đề kháng kém nó sẽ gây bệnh, nhưng nếu có sức đề kháng tốt dịch bệnh cũng dễ bị đẩy lùi. bằng chứng là vẫn có trường hợp ở vùng dịch mà một số người mắc bệnh và một số người không là thế.

Những điều nên và những điều cần tránh

Việc tăng cường sức đề kháng, giữ cơ thể khỏe mạnh đóng vai trò rất lớn trong việc phòng chống dịch bệnh. vậy trong đông y như thế nào là một cơ thể khỏe mạnh? theo ông đậu xuân cảnh, một cơ thể khỏe mạnh là cơ thể có đầy đủ tinh, khí, thần. đây là 3 vật báu của cơ thể. và khi khí huyết đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ tạo nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh, có thể phòng chống dịch bệnh.

Có một số người có quan điểm đơn giản là Thu*c đông y dùng thế nào cũng được nhưng không phải như vậy. trong cơ thể có các tạng phủ hoạt động bởi tinh, khí, thần… người bình thường cần biết đầu là bổ khí, đâu là bổ huyết và biết được đang thiếu khí hay thiếu huyết, bổ âm hay bổ dương. nếu dương khí đang tốt mà uống thêm nhân sâm vào thì không tốt. tuyệt đối không tùy tiện dùng Thu*c mà phải theo sự chỉ dẫn của y bác sĩ.

Ngoài ăn uống và tập luyện thì nhiều thảo dược cũng là nguồn bổ trợ tốt cho sức khỏe. Việt Nam có nguồn thảo dược rất đa dạng, phong phú, từ xưa dân ta đã dùng nhiều loại thảo dược để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, giúp nâng cao thể trạng chống lại bệnh tật. Nước ta hiện có hơn 12.000 loài thực vật thì có gần 6.000 loài cho công dụng làm Thu*c, nhiều thảo dược được xếp vào loài quý hiếm trên thế giới như linh chi, sâm,đinh lăng... Nếu sử dụng thảo dược đúng cách sẽ phát huy hiệu quả tối đa trong chữa trị và bồi bổ sức khỏe.

Ví dụ loại thảo dược bổ khí, thảo dược bổ huyết, làm cho tinh thần thoải mái, khí huyết lưu thông, tùy theo nhu cầu. đặc biệt, trong mùa dịch bệnh này cơ thể chúng ta cần loại thảo dược bổ khí huyết, bởi khí huyết lưu thông tốt thì mới tạo ra sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống dịch bệnh. từ lâu, đinh lăng vẫn được ví như cây nhân sâm của việt nam, mát, tính bình cao nên rất tốt cho việc bồi bổ, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. hay thục địa có vị ngọt tính ấm, quy vào 3 kinh tâm, can, tỳ. với công năng tư âm, dưỡng huyết, sinh tân, chỉ khát, bổ thận.…

Theo y học cổ truyền, bồ kết, vỏ bưởi, dầu tràm, sả… có tính diệt khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, làm sạch không khí. Chúng ta có thể kết hợp làm sạch không khí bên ngoài, còn bên trong thì dùng sâm ngọc linh hay một số loại thảo dược khác để bổ khí. Với người cao tuổi có thể dùng đông trùng hạ thảo giúp tăng cường miễn dịch. Trong trùng thảo có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, là vị Thu*c thập toàn đại bổ cho cơ thể, cung cấp năng lượng, dưỡng chất cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường. Vì vậy, để phòng chống, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, bổ sung dưỡng chất, tập luyện thể thao, các bác sĩ Y học cổ truyền cũng khuyên người dân nên áp dụng các kiến thức, phương pháp Y học cổ truyền để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình. Tránh thức khuya, hút Thu*c lá bởi hút Thu*c lá làm viêm mạc đường hô hấp kém, tạo điều kiện cho virút tấn công.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, đến 80% dân số ở các nước đang phát triển dựa vào thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Còn tại các nước phát triển, 1/4 số Thu*c thống kê trong các đơn Thu*c đều có chứa hoạt chất nguồn gốc từ thảo dược. Với ưu thế các bài Thu*c từ thảo dược được làm từ những loại cây trong thiên nhiên, không có thêm nhiều chất phụ gia hay chất tạo mùi, chất điều hướng như trong nhiều loại Thu*c khác nên được đánh giá là an toàn cho người dùng. Sử dụng thảo dược đúng quy cách sẽ phát huy hiệu quả tối đa trong chữa trị và bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dong-y-chung-tay-phong-chong-dich-5653908.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong việc chữa bệnh vô sinh, hiếm muộn, bên cạnh các phương pháp trị liệu của y học hiện đại, còn có những bài Thu*c hay của y học cổ truyền.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Đối với bệnh viêm gan virút nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài Thu*c chữa rất có hiệu quả.
  • Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY