Từng cơn gió bấc thổi về mang theo cái se se lạnh. Nắng lên chưa nhiều nhưng đủ để những luống đậu ngoài vườn nhanh chóng trải rộng một màu xanh hoặc leo tới đỉnh giàn, mọc tràn lan...
Má chăm chú “bấm” đọt đậu mặc cho tôi mải hít hà hương thơm của đất, lắng nghe thanh âm rộn ràng, tất bật của lũ chim, cò sau một thời gian phóng túng rong chơi, tránh gió mưa cũng tìm về, sà cánh nhảy nhót. chỉ vài phút sau, những đọt đậu đã nằm đầy trong rá, tôi biết thế nào trưa nay cũng được thưởng thức các món ngon từ đọt đậu.
Trước đây, đọt đậu là món "cứu đói" cho người dân thôn quê khi củ khoai, đọt bí đã hết. bởi nhà nào ở quê cũng hay trồng vài luống đậu đen, đậu ván, đậu ngự... để lấy trái hoặc lấy hạt nấu chè, xôi. các loại đậu dễ trồng, chỉ cần gieo hạt xuống đất hơn một tháng đã phủ ngọn. để cây đậu tập trung nuôi trái, người ta thường ngắt bớt đọt non, lá non.
Đơn sơ đọt đậu luộc chấm nước mắm
ảnh: THANH LY |
Hồi còn nhỏ, những lúc rảnh rỗi, tôi thường ra thăm vườn, bấm đọt đậu cùng má. má ân cần chỉ tôi cách lấy đọt đậu nhanh mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. theo má, chỉ dùng móng tay cái và trỏ để “bấm” đọt đậu và lấy khoảng 10 phân, không nên vừa bấm vừa kéo khi đọt đậu chưa đứt.
Đọt đậu vị ngọt, vừa ngon, vừa mát; có tác dụng giúp nhuận tràng. đọt đậu luộc chế biến tuy rất đơn giản nhưng nếu không chú ý sẽ không được xanh và ngon. đọt hái về được má rửa sạch, để ráo; vò qua phần lá cho hơi mềm để khi ăn có vị bùi. bắc nồi nước lên bếp, cho vào một ít muối vì muối làm tăng độ nóng của nước sẽ làm đọt xanh hơn. đun lửa thật lớn, nước sôi thật già mới thả đọt đậu vào sao cho nước phải ngập phần đọt đậu luộc, không được đậy nắp vung, khi đọt đậu vừa chín tới tắt bếp và gắp ra đĩa. đợi khi đọt đậu nguội thì tiếp tục vo lại thành từng nắm vừa hai lòng bàn tay và vắt ráo nước, sau đó lại gỡ ra cho tơi và xếp lên đĩa chấm với mắm nêm pha chanh, ớt tỏi... bữa cơm nóng trong những ngày cuối đông có đĩa đọt đậu luộc nghi ngút khói chấm với mắm cái pha tỏi, ớt tươi thì thật không gì thú vị bằng.
Còn muốn chế biến món gỏi đọt đậu thì khi đọt đậu vừa luộc chín tới, đổ ra rá rồi dội qua nước lạnh để ráo. thịt heo ba chỉ đã chín xắt mỏng thật nhỏ. tôm hoặc tép khô cho vào chảo dầu rang mặn. trộn đều đọt đậu, thịt, tôm mắm, ớt, tỏi, chanh, đường sao cho vừa miệng. rắc lên ít đậu phộng và tỏi phi. đĩa gỏi đọt đậu xúc ăn với bánh tráng nướng khiến người ăn cảm nhận được hương vị đặc trưng bùi bùi của đậu cùng vị chua chua, ngòn ngọt, giòn giòn, beo béo của gia vị.
Đặc biệt, so với các loại rau khác thì đọt đậu rất dễ nấu canh với thịt, cá, loài nhuyễn thể...
Nhưng với người dân vùng quê, chỉ cần đọt đậu với mắm cái cũng có thể nấu được nồi canh; sang hơn một chút thì đọt đậu nấu với nấm rơm là đủ có một nồi canh ngon.
Cuộc sống ngày càng phát triển, nguồn thực phẩm chế biến các món ăn giờ đây khá đa dạng nhưng đọt đậu vẫn không thể thiếu trong bữa cơm người dân vùng thôn quê vào những ngày tháng chạp. có lẽ, đọt đậu được ưa chuộng vì ngoài tác dụng đẹp da, ngủ ngon còn là một loại rau sạch, hoàn toàn không Thu*c hóa học, trừ sâu. bữa cơm quê dọn ra, cả nhà dường như cũng vơi hết mọi mỏi mệt sau một ngày lao động vất vả khi trong mâm cơm xuất hiện đĩa đọt đậu xanh mướt, hội tụ tất cả sự tinh túy của hương vị đất trời.