Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đưa máu ra ngoài cơ thể cứu sống cô gái 19 tuổi

Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành chạy ECMO để đưa máu ra ngoài trao đổi oxy suốt 5 giờ, rồi tiến hành can thiệp khai thông đường thở cho bệnh nhân bị hẹp khí quản do lao.

Ngày 7/1, PGS Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng Khoa Ngoại Lồng ngực cho biết, cô gái Diễm Thúy (19 tuổi, quê Kiêng Giang) nhập viện trong tình trạng khó thở. Cô gái từng bị lao được điều trị khỏi, song để lại vết sẹo làm hẹp khí quản gây cản trở chứ năng hô hấp.

Bác sĩ Vĩnh cho biết thêm, trong y văn thế giới ghi nhận sẹo hẹp do lao trên khi quản rất hiếm gặp. 10 năm trước bác sĩ đã chứng kiến một cô gái khác 21 tuổi Tu vong do chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Nhiều bệnh viện dùng kỹ thuật nong bóng đặt stent, song không cải thiện nhiều.

Thống kê của bệnh viện có khoảng 75 ca cắt nối đoạn hẹp để điều trị hẹp khí – phế quản do nhiều nguyên nhân như: chấn thương, biến chứng sau đặt nội khí quản, do uống hoá chất, acid...

Riêng hẹp do khí quản lao không thể phẫu thuật cắt nối, bởi vì vi trùng lao bám dọc đường khí quản, gây tổn thương rộng, dài, phức tạp hơn. Trường hợp của bệnh nhân Thúy bác sĩ khá ngần ngại, song gia đình quá quyết tâm nên kíp mổ phải tập trung tìm phương án.

PGS Vĩnh từng có kinh nghiệm mổ 60 bệnh nhi trong áp dụng kỹ thuật trượt, ghép nối khí quản. Với kỹ thuật trượt, bác sĩ xẻ dọc hai bên khí quản, sau đó chồng trượt lên nhau, giúp đường thở tuy ngắn hơn nhưng thông thương tốt, không cắt đi đoạn nào. "Diễm Thúy cũng có thể áp dụng cơ chế tương tự", bác sĩ Vĩnh chia sẻ.

Ca mổ kéo dài 5 tiếng giúp cô gái khai thông đường thở.

Theo bác sĩ Huỳnh Quang Đại, Khoa Hồi sức Cấp cứu, trước đây phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy tim phổi nhân tạo bác sĩ mới thao tác trên đường thở. Hiện, kỹ thuật ECMO, tránh được các biến chứng tốt hơn. Vì vậy, cuộc mổ này bệnh nhân không thở qua phổi mà qua máy ECMO.

Ca mổ diễn ra vào ngày 18/12/2019, bệnh nhân được phẫu thuật bằng sự kết hợp kỹ thuật trượt và ECMO. Qua 5 giờ, bác sĩ đã khai thông đường thở cho cô gái.

Đến ngày 7/1, qua kiểm tra cho thấy khí quản chức năng tốt như bình thường. Chi phí ca mổ lớn nên được bệnh viện vận động các mạnh thường quân hỗ trợ, do gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/dua-mau-ra-ngoai-co-the-cuu-song-co-gai-19-tuoi-163490.html)

Tin cùng nội dung

  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY