Thực hành chẩn đoán và điều trị hôm nay

Đục thủy tinh thể: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.

Đục thủy tinh thể là bệnh mắt phổ biến ở người cao tuổi, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 50 trở lên. Khoảng 15% số người trong độ tuổi từ 65 đến 75 mắc phải bệnh này, và tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao hơn.

Nguyên nhân

Bệnh tiến triển do các sợi protein trong thủy tinh thể bị biến đổi, tương tự như sự biến đổi của lòng trắng trứng khi nấu chín. Sự biến đổi này làm cho thủy tinh thể mất dần đi độ trong suốt, làm cho ánh sáng không thể dễ dàng đi qua như trước. Mặc dù vậy, vẫn có một phần ánh sáng đi qua được. Tùy theo mức độ ánh sáng còn có thể đi xuyên qua thủy tinh thể, thị lực của bệnh nhân có thể giảm dần, giảm một phần hoặc giảm hoàn toàn. Tuy nhiên, cho đến khi không còn khả năng nhận ra hình ảnh thì bệnh nhân vẫn có thể phân biệt được ánh sáng và đêm tối. Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể gây ra đục thủy tinh thể vẫn chưa được biết rõ, nên bệnh này vẫn thường được xem như một trong các diễn tiến tự nhiên của tuổi già.

Chẩn đoán

Đục thủy tinh thể hoàn toàn không đi kèm theo với các triệu chứng viêm nhiễm hay đau mắt. Do đó bệnh nhân không có cảm nhận gì khác ngoài việc thị lực giảm dần. Tuy nhiên, do bệnh tiến triển chậm nên giai đoạn đầu thường không được phát hiện, trừ khi bệnh nhân tuân thủ việc khám mắt định kỳ và có đo thị lực. Hầu hết các trường hợp đục thủy tinh thể được phát hiện khi thị lực đã giảm rất nhiều và thực sự gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày.

Để chẩn đoán xác định, có thể quan sát mắt qua một kính soi mắt đặt ở khoảng cách 20cm. Nếu mắt bị đục thủy tinh thể, sẽ phát hiện chấm phản chiếu màu đỏ ở giữa đồng tử (con ngươi) bị che bởi các đường đen chạy ngang qua đồng tử. Việc soi đáy mắt thường khó khăn do tầm nhìn bị cản trở. Trong phần lớn các trường hợp, kiểm tra mức độ giảm thị lực của bệnh nhân cũng có thể xác định được.

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.

Điều trị

Biện pháp duy nhất hiện nay là phẫu thuật lấy bỏ thủy tinh thể bị đục. Sau đó, hoặc thay bằng thủy tinh thể nhân tạo, hoặc cho bệnh nhân đeo kính, hoặc đặt kính sát tròng. Phương pháp thay bằng thủy tinh thể nhân tạo hiện nay được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do không thể đặt thủy tinh thể nhân tạo nên vẫn phải áp dụng các biện pháp đeo kính hoặc đặt kính sát tròng. tế bào trong thủy tinh thể hay dịch kính, làm cho người bệnh nhìn thấy như có một hay nhiều đốm đen lơ lửng trong không khí. Vì thế, cho dù quay về bất cứ hướng nào cũng vẫn nhìn thấy các điểm đen ấy.

Do đó, hiện tượng ruồi bay không phải là một bệnh, mà là dấu hiệu của một số vấn đề bất thường khác nhau ở mắt. Cơ chế ghi nhận hình ảnh của mắt phụ thuộc vào 5 phần trong suốt là giác mạc, thủy dịch, thủy tinh thể, thủy tinh dịch và võng mạc. Trên đường đi đến điểm vàng (hoàng điểm) trong mắt, nếu ánh sáng bị ngăn lại bởi bất cứ một vật cản nào, chẳng hạn như sự thoái hóa ở thủy tinh thể, thủy tinh dịch... thì hình ảnh được mắt nhận biết sẽ giống như có một vật đen ở trước mắt.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-chan-doan-va-dieu-tri-duc-thuy-tinh-the/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY