Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Đừng coi thường viêm cơ tim cấp

Viêm cơ tim là tình trạng các tế bào cơ tim bị tổn thương do nhiều tác nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng….

Trong đó chủ yếu viêm cơ tim xảy ra thứ phát sau khi bệnh nhân bị nhiễm một loại virus nào đó. Tỷ lệ bị viêm cơ tim thể nặng không nhiều, song nếu bị nặng, diễn biến thường rất nhanh và trầm trọng, khiến bệnh nhân có nguy cơ Tu vong cao.

Viêm cơ tim cấp diễn biến rất nhanh dẫn đến tình trạng hôn mê

Biểu hiện không rõ ràng

Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh ở Hà Nội cho biết, hồi đầu năm, bà bị ho nhiều, đi khám thì được chẩn đoán là viêm phế quản. Dù đã uống Thu*c theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhưng những cơn ho vẫn không dứt.

Khi bị sốt cao đến 400C, bà đến khám ở BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư và được chẩn đoán ban đầu là sốt do virus. Sau 2 ngày điều trị, dù hết sốt nhưng bà vẫn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, tim đập mạnh. Bà được chuyển sang Viện Tim mạch Việt Nam để kiểm tra. Khi được các bác sĩ phát hiện bị viêm cơ tim cấp thì bà Hạnh đã rơi vào trạng thái hôn mê.

Anh Nguyễn Đức Thành, con của bà Hạnh cho biết, khi được thông báo bệnh tình của mẹ anh rất nguy kịch, tỷ lệ cứu sống chỉ còn khoảng 5%, cả gia đình vô cùng bất ngờ vì diễn biến bệnh quá nhanh. May mắn do kịp thời được đặt máy tim phổi nhân tạo tại giường (gọi tắt là ECMO), bà Hạnh đã được cứu sống.

Theo BS Bùi Văn Cường, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, viêm cơ tim thường xuất hiện sau một đợt bệnh nhân bị cảm nhiễm một loại vi-rút, vi khuẩn nào đó, mà thường gặp nhất là virus cúm.

Với các triệu chứng ban đầu như sốt, đau mỏi người, hắt hơi, sổ mũi, người bệnh, thậm chí cả thầy Thu*c cũng khó nhận biết được đó có phải là biểu hiện của bệnh viêm cơ tim hay không. Đa số bệnh nhân mắc căn bệnh này đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi.

Tuy tỷ lệ bị viêm cơ tim thể tối cấp như bà Hạnh hiếm gặp nhưng rất dễ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, có những bệnh nhân đang rất bình thường, tỉnh táo nhưng bị rối loạn nhịp tim với tần số lên đến trên 200 nhịp, thậm chí 300 nhịp/phút thì rất nhanh chóng bị ngừng tim.

Không tự ý truyền dịch tại nhà

BS Phạm Ngọc Thạch, Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai cho biết, hiện nay rất khó xác định bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp do nguyên nhân nào. Vì vậy, bên cạnh việc dùng các loại Thu*c nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus bệnh nhân còn được áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác. Chẳng hạn, bệnh nhân bị suy hô hấp, ngừng tuần hoàn sẽ được đặt máy ECMO (một trong những kỹ thuật hiện đại thuộc lĩnh vực hồi sức cấp cứu đang được ứng dụng tại một số bệnh viện lớn ở nước ta).

Ngoài vi khuẩn, virus, bệnh viêm cơ tim còn có thể xảy ra do người bệnh bị nhiễm hóa chất hoặc mắc các bệnh hệ thống. Vì các nguyên nhân gây bệnh cụ thể chưa được xác định rõ nên chưa có biện pháp dự phòng cụ thể.

Tuy nhiên, theo BS Phạm Ngọc Thạch, đối với những người có sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người dùng corticiod kéo dài thì hằng năm nên tiêm phòng các loại virus cúm, phế cầu…

Để phát hiện sớm bệnh viêm cơ tim, khi có biểu hiện nhiễm virus, vi khuẩn kèm theo đau tức ngực, khó thở, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, làm điện tâm đồ, siêu âm tim và được bác sĩ hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, theo dõi. Trong trường hợp các triệu chứng bệnh có xu hướng tăng nặng hơn thì đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế lớn có khả năng cấp cứu và hồi sức tích cực tốt.

BS Bùi Văn Cường cũng khuyến cáo, khi bị ốm sốt, mọi người không nên tự ý truyền dịch tại nhà. Đã có trường hợp bệnh nhân bị viêm cơ tim song cứ nghĩ bị sốt do virus nên truyền dịch. Khi đó, cơ tim đã bị tổn thương, chức năng tim bị suy giảm, truyền dịch vào làm tăng gánh nặng cho tim khiến tình trạng suy tim càng trầm trọng hơn.

Theo Ánh Tuyết - VOV.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dung-coi-thuong-viem-co-tim-cap-n227637.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu như rối loạn máu mỡ giết dần mạch máu thì nhồi máu cơ tim có thể cướp mạng sống trong phút chốc. Giới văn phòng ngồi nhiều, ít vận động dễ mắc bệnh này.
  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY