Chiều 5/3, Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện và thu giữ hơn 100 sản phẩm cồn sát trùng có hàm lượng cồn công nghiệp vượt quá hàm lượng quy định. Trên nhãn của sản phẩm ghi rõ cồn 70 độ ethanol nhưng kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm Thu*c và mỹ phẩm (Sở Y tế Hà Nội) cho thấy không phát hiện hàm lượng cồn y tế ethanol trong sản phẩm mà chủ yếu lại là methanol – cồn công nghiệp.
Trước sự vụ này, cơ quan chức năng đã từng bắt giữ nhiều cơ sở sản xuất cồn y tế, nước muối S*nh l* không đảm bảo chất lượng. Cơ quan chức năng cho rằng số cồn y tế giả này nếu sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng bởi hàm lượng cồn công nghiệp có thể sẽ tồn dư trên cơ thể người.
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, cồn y tế hay còn gọi là cồn ethanol (C2H5OH). Hiện nay trên thị trường so với ethanol, giá bán cồn methanol rất rẻ nên nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận mà bất chấp nguy hại cho người tiêu dùng. Cồn ethanol được sản xuất từ việc lên men các nguyên liệu là tinh bột như sắn, ngô… và đường với mức độ tinh chất và không bị lẫn tạp chất được dùng chủ yếu để sát khuẩn khử trùng, tiệt trùng dụng cụ y tế…
Còn methanol sản xuất từ các loại vật liệu có chứa cenlulose, chứa nhiều tạp chất độc hại, đây là chất cực độc với cơ thể con người. Methanol không chỉ gây hại cho người sử dụng khi uống mà khi tiếp xúc vào da, chất độc này cũng thâm nhập qua các vết thương hở. Hít phải methanol cũng có nguy cơ ngộ độc.
Theo quy định, cồn y tế phải được đăng ký và công bố chất lượng và chứa từ 70% - 90% ethanol. Cồn y tế chỉ được phép không quá 0,02% methanol, các thành phần không được quá 0,03% và nhiều yêu cầu chất lượng khắt khe khác.
Hiện sự mập mờ trong việc ghi nhãn mác của một số nhà sản xuất khiến người dùng nhầm là cồn y tế tinh khiết. Bởi trên nhãn chai cồn chỉ ghi cồn 70 độ, cồn 90 độ và ghi công dụng sát trùng dụng cụ, sát trùng vết thương, làm chín thực phẩm nhưng không ghi thành phần. Sự nhầm lẫn đã khiến không ít người ngộ độc vì cồn chứa hàm lượng methanol.
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên (Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai), cồn y tế sử dụng chính vào mục đích sát trùng nhưng chỉ có thành phần chính là methanol sẽ không sát trùng đảm bảo, thậm chí khiến vết thương dễ nhiễm trùng. Trung tâm từng tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc methanol do sử dụng cồn sát trùng chứa hoàn toàn là methanol mà không tìm thấy ethanol như yêu cầu đối với cồn y tế. Nhất là hình thức đóng chai gần giống với chai nước muối S*nh l* để súc miệng cũng đã gây nhầm lẫn cho người dùng.
Bệnh viện Bạch Mai từng có công văn gửi Bộ Y tế khi một bệnh nhân tại đây Tu vong do uống nhầm cồn y tế mà sản phẩm được đem đi xét nghiệm kết quả cho thấy hàm lượng cồn công nghiệp lên tới 81%. Thêm đó, như trường hợp ông L.V.T ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa nhập viện trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, nhiễm toan nặng do ngộ độc methanol có trong chai cồn 500ml ông mua về uống. Mặc dù được cấp cứu, hồi sức tích cực và dùng Thu*c giải độc nhưng do đến bệnh viện muộn, não tổn thương nặng.
Để tránh những nguy hại khi phải sử dụng cồn y tế giả, mọi người chỉ nên mua và sử dụng các loại cồn y tế là sản phẩm của các công ty y tế đã có số đăng ký hoặc công bố trên nhãn mác. Các thành phần trên nhãn mác sản phẩm, mọi người cần đọc kĩ như đơn vị sản xuất, số đăng ký sản phẩm, số công bố sản phẩm, hạn sử dụng... Việc mua hàng chính hãng của công ty nếu có xảy ra rủi ro có nơi truy cứu trách nhiệm, nhất là khi mua về làm nguyên liệu sản xuất nước rửa tay sát khuẩn như hiện nay hay làm mỹ phẩm.
WHO đã đưa ra công thức tự pha chế dung dịch rửa tay khô với một số lưu ý, gồm công thức dùng để pha chế 10 lít dung dịch rửa tay, thể tích mỗi lần pha chế không được vượt qua 50 lít.
- Đong 145ml glyxerin rồi cho vào bình chứa hỗn hợp trên. Sau khi đổ xong cần tráng bình đong gylxerin bằng nước cất/ nước đun sôi để nguội khoảng 2- 3 lần do dung dịch có tính chất nhớt. Nước tráng bình sẽ đổ vào bình chứa hỗn hợp.
- Đổ nước cất/nước đun sôi để nguội vào bình chứa khi hỗn hợp dung dịch trong bình chạm đến mốc 10lít; vặn nắp ngay để tránh bay hơi.
- Chiết dung dịch vừa pha chế sang những lọ nhỏ hơn 50ml, 100ml... Khi chiết xong cần chờ 72 tiếng để các loại vi khuẩn trong bình chiết bị tiêu diệt thì mới sử dụng được.
Lưu ý: Các dụng cụ, nguyên liệu bên trên chúng ta mua tại các cơ sở y tế. Cồn y tế có khả năng bắt cháy nên khi tiến hành pha chế cần tránh xa những khu vực lửa, nguồn điện. Rửa sạch các dụng cụ pha chế và có găng tay đeo khi thực hiện.
Chủ đề liên quan:
có thể cồn 70 độ cồn y tế cồn y tế giả methanol nguy hiểm nguy hiểm đến tính mạng sức khỏe tính mạng y tế