Nam khoa hôm nay

Chức năng và nhiệm vụ của Nam Khoa là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

Dùng kháng sinh trị viêm tuyến tiền liệt thế nào cho hiệu quả?

Tôi bị viêm tiền liệt tuyến, đi khám được bác sĩ kê đơn trong đó có Thu*c kháng sinh azithromycin.

Vậy xin hỏi quý báo, tôi cần phải dùng Thu*c như thế nào để có hiệu quả nhất? Xin cảm ơn.

Lê văn Hòa (Hà Nôi )

Viêm tuyến tiền liệt hay viêm tiền liệt tuyến là tình trạng viêm nhiễm tại vị trí tuyến tiền liệt do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn gây ra. Bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây các biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, hiếm muộn. Để điều trị bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng các kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh trong trường hợp viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn. Tùy thuộc vào mức độ viêm mà sử dụng kháng sinh đường tiêm hay đường uống, điều trị ngoại trú hay nội trú. Thời gian dùng kháng sinh tối thiểu là 14 ngày, có thể kéo dài trên 3 tuần nếu cần thiết.

Khi được bác sĩ kê Thu*c kháng sinh azithromycin điều trị, bạn cần dùng hết liệu trình theo sự kê đơn của bác sĩ. Rất nhiều bệnh nhân tự ý ngừng Thu*c khi cảm thấy tốt hơn sau vài ngày sử dụng do tư tưởng uống “Thu*c tây” nhiều sẽ hại người. Việc này sẽ làm cho bệnh chưa khỏi hẳn, vi khuẩn sẽ tiếp tục bùng phát. Nguy hiểm hơn sẽ gây nhờn Thu*c, kháng Thu*c.

Do thức ăn làm giảm khả dụng sinh học của Thu*c nên thời điểm uống Thu*c tốt nhất là 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.

Bạn cũng cần theo dõi các bất lợi của Thu*c như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà hoặc phát ban, ngứa... Nếu xảy ra cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời (khi cần thiết).

Bên cạnh việc dùng Thu*c, cần áp dụng các biện pháp sau đây để phòng ngừa tái phát viêm tuyến tiền liệt: tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu và các thức ăn có tính cay, nóng vì gây kích ứng bàng quang và tuyến tiền liệt; uống nhiều nước (2 -4 lít mỗi ngày); nên tắm với nước ấm, kết hợp xoa bóp có tác dụng thư giãn tuyến tiền liệt; tránh gây áp lực lên tuyến tiền liệt như ngồi nhiều hay đi xe đạp trong thời gian dài...

DS. Nguyễn Thị Thanh Hòa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dung-khang-sinh-tri-viem-tuyen-tien-liet-the-nao-cho-hieu-qua-n166797.html)
Từ khóa: kháng sinh

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Nếu được phát hiện sớm, ung thư này thường có khả năng chữa khỏi cao.
  • Đông y chia bệnh này làm 3 loại: bàng quang tích nhiệt, bàng quang ứ trở, thận dương hư suy.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Tuyến tiền liệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt khoẻ mạnh, không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu rối loạn xảy ra trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY