Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dùng kháng thể của người khỏi bệnh để điều trị Covid-19

Một số nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đã dùng huyết tương của bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 biến chứng nặng.

PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đang tiếp tục hoàn thiện hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Covid-19 (do nhiễm vi rút SARS-CoV-2), đồng thời nghiên cứu sử dụng huyết tương từ bệnh nhân đã khỏi bệnh, có chứa kháng thể chống lại vi rút trong điều trị bệnh nhân Covid-19.

Bộ Y tế đã giao Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (nơi có đủ điều kiện thực hiện tách huyết tương ra khỏi các thành phần máu, tinh khiết chế phẩm) phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản và vận chuyển huyết tương của người đã khỏi bệnh Covid-19.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn sử dụng huyết tương tiếp nhận từ người đã được điều trị khỏi bệnh Covid-19, để điều trị cho người bệnh Covid-19 thể nặng.

Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, từ dịch cúm năm 1918, huyết tương từ những người khỏi bệnh đã được sử dụng để điều trị giảm các triệu chứng và khả năng Tu vong của một số bệnh lây nhiễm. Những năm gần đây, liệu pháp này cũng đã được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc Ebola, SARS, cúm A/H1N1. Tuy nhiên, không phải tất cả các thử nghiệm lâm sàng đều cho những kết quả khả quan. Việc áp dụng với bệnh nhân BN Covid-19 còn hết sức mới mẻ, cần có các tiêu chí chỉ định phù hợp.

TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: “Huyết tương của bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh có chứa kháng thể với hiệu giá cao chống lại SARS-CoV-2; khi truyền vào cơ thể bệnh nhân nặng (tải lượng vi rút cao), kháng thể sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ diệt vi rút. Khi người tham gia hiến (tương tự hiến tiểu cầu), sẽ có máy tách lấy huyết tương. Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hoàn toàn làm chủ công nghệ, quy trình chiết tách điều chế huyết tương, tương tự như đã sản xuất các chế phẩm máu trong nhiều năm qua”.

TS Khánh cũng lưu ý, sức khỏe của người hiến huyết tương cần có tiêu chuẩn để việc tiếp nhận, điều trị Covid-19 đạt hiệu quả. “Do đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang nghiên cứu trên các bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh, xác định mức độ kháng thể như thế nào, tồn tại bao lâu, khi nào kháng thể đạt mức cao nhất, cũng như khả năng kháng thể đó trung hòa vi rút đến mức độ nào khi được sử dụng điều trị”, TS Khánh cho biết.

Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, một số quốc gia đã thử nghiệm điều trị bệnh nhân nặng mắc Covid-19 bằng huyết tương được lấy từ người bệnh đã điều trị khỏi, bước đầu có hiệu quả. Đây là biện pháp mới cần được nghiên cứu đảm bảo chất lượng trong quá trình xử lý, bảo quản, cung cấp, đến việc chỉ định hợp lý.

Trước đó, ngày 9/4, Canada đã bắt đầu chương trình thử nghiệm lâm sàng về sử dụng huyết tương của bệnh nhân Covid-19 đã chữa khỏi để truyền cho bệnh nhân mắc bệnh nặng.

Thử nghiệm liên quan đến khoảng 50 trung tâm ở Canada và do nhiều trường đại học thực hiện.

Khoảng 1.000 bệnh nhân từ 40 bệnh viện tham gia thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm sẽ được công bố từ 3 - 10 tháng nữa.

Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép thử nghiệm 2 phương pháp điều trị bằng huyết tương và huyết thanh siêu miễn dịch.

Ngoài cho phép thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện trường đại học, FDA sẵn sàng phê quyệt qua điện thoại trong vòng 4 tiếng đối với bác sĩ nào muốn sử dụng phương pháp điều trị bằng huyết tương cho bệnh nhân riêng lẻ.

Thật ra, phương pháp điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng huyết tương được thực hiện trong bối cảnh không có dữ liệu được công bố trên các tạp chí đã bình duyệt.

Đến nay chỉ có 2 thử nghiệm sơ bộ của Trung Quốc công bố trên hai tạp chí khoa học Mỹ ghi nhận huyết tương dường như cải thiện tình trạng lâm sàng của bệnh nhân Covid-19 nặng.

Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân được thử nghiệm quá ít: 1 thử nghiệm dành cho 10 bệnh nhân và thử nghiệm còn lại cho 5 bệnh nhân.

Ngoài ra, phương thức điều trị bằng huyết tương trước nay chưa từng đạt kết quả thuyết phục.

FDA phải thừa nhận: "Mặc dù đầy hứa hẹn nhưng huyết tương của người đã khỏi bệnh không chứng minh có hiệu quả trong các bệnh đã nghiên cứu. Do đó, điều quan trọng là phải thông qua thử nghiệm lâm sàng để xác định tính an toàn và hiệu quả trước khi sử dụng có hệ thống cho các bệnh nhân mắc Covid-19".

PHA LÊ (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/dung-khang-the-cua-nguoi-khoi-benh-de-dieu-tri-covid-19-20200416105552035.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY