- Về nguyên tắc, bao giờ người ta cũng phải chọc một cái kim qua da, vào vùng dưới tuyến vú rồi bơm mỡ cho căng lên, đẩy vú ra đằng trước, từ đó làm ngực cao lên. Nhưng nếu bơm mỡ nhân tạo qua núm vú sẽ cực kỳ nguy hiểm. Cấu tạo của tuyến vú là hình chùm nho, rất nhiều ống nhỏ hợp thành 8-9 ống sữa, khi chọc qua đầu núm vú tức là bơm qua hệ thống ống. Sự giãn nở đột ngột của ống tuyến có thể gây nên choáng đau.
- Mặt khác, mỡ nhân tạo là chất lạ. Thông thường để đưa một chất lạ vào cơ thể người ta phải thử test xem có phản ứng không. Nếu không test, không biết được phản ứng của cơ thể thì rất dễ gây ra sốc phản vệ.
- Một nguy cơ nữa trong bơm mỡ nhân tạo là nếu người tiến hành thủ thuật thọc kim vào đụng phải tĩnh mạch, chất dịch quánh của mỡ chui vào mạch máu, vào các cơ quan quan trọng ví dụ vào tim sẽ gây ngừng tim, vào phổi gây nhồi máu phổi, hoặc vào não gây tai biến mạch máu não. Tai biến này rất hay gặp khi đưa vật lạ vào người.
- Mỗi tai biến đều nguy hiểm đến tính mạng nếu người tiến hành thủ thuật xử lý không tốt. Nếu choáng do đau thì có thể giảm đau, dùng Thu*c chống choáng hoặc ngừng bơm mỡ. Nếu sốc phản vệ thì cách tốt nhất phải lấy được toàn bộ chất lạ ra và có phác đồ điều trị chống sốc. Nếu tắc mạch thì phải xử lý theo đúng quy định của ngành y tế.
Như vậy ở đây có mấy vấn đề dẫn đến Tu vong. Một là kỹ thuật thực hiện không chính xác, ví dụ bơm mỡ nhân tạo qua đường núm vú. Thứ hai là có tai biến rồi không biết xử lý. Chỉ nhân viên y tế, được đào tạo bài bản thì mới biết cách xử lý tai biến.
- Sau khi tiến hành thủ thuật từ 12 đến 24 giờ, có thể có tai biến nhiễm trùng. Nguyên nhân là điều kiện vô trùng không tốt, gây nhiễm trùng hoặc hoại tử bầu vú. Có trường hợp bị tai biến sau khi tiến hành thủ thuật tới vài tháng. Tôi gặp trường hợp bơm mỡ nhân tạo như vậy cách đây khoảng 1 năm. Tại thời điểm đó không gây viêm, tai biến gì cả, nhưng bầu ngực cứng chắc lại. Bệnh nhân yêu cầu phải lấy mỡ ra.
- Mỡ nhân tạo không có tính chất lan tỏa, bơm vào ở đâu chỉ nằm ở một vị trí. Nó khác với silicon, silicon do trọng lượng nặng nên thường chảy xuống chỗ trũng, xuống thành bụng.
- Thực tế nhiều người đi phẫu thuật làm đẹp, nhưng hiệu quả không như mong muốn. Ông lý giải về việc này thế nào?
- Đẹp hay xấu phụ thuộc vào phương pháp tiến hành. Có rất nhiều phương pháp cho một vị trí tiến hành thủ thuật thẩm mỹ. Mỗi kỹ thuật có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo tình trạng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra một phương pháp riêng.
Thứ hai là phụ thuộc vào phẫu thuật viên. Mình không thể nói về trình độ tay nghề, nhưng rõ ràng là không có sự kiểm soát công việc của người ta. Đáng ra họ chỉ làm được thủ thuật này, nhưng lại kiêm nhiệm thêm cả cái khác.
- Tất cả những thủ thuật, phẫu thuật nên tiến hành trong bệnh viện, nơi có đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm. Quy trình ở đây rất chặt chẽ. Đầu tiên bệnh nhân phải qua tư vấn bác sĩ xem có cần thiết làm thủ thuật hay phẫu thuật không. Bước thứ hai là phải làm toàn bộ xét nghiệm (như công thức máu, máu chảy, máu đông, viêm gan, HIV). Tuỳ từng loại phẫu thuật có thể gây tê, gây mê. Nếu gây mê thì đòi hỏi có sự thăm khám với bác sĩ gây mê để tiên lượng các tai biến. Xong 3 thủ tục trên thì mới vào phẫu thuật, chứ không phải đến là làm luôn.
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dịch covid dự kiến khỏi bệnh mắc mới mỡ nhân tạo nâng cấp nhân tạo sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới