Dinh dưỡng hôm nay

Dùng sữa tươi thế nào để giúp trẻ cao lớn?

Sữa tươi dùng đúng giúp trẻ cao lớn. Trái lại nếu dùng không đúng cách, sẽ ảnh hưởng không tốt sự phát triển của trẻ.
Sữa tươi và các sản phẩm của nó như yaourt, váng sữa, pho mai có mùi vị hấp dẫn, tiện lợi, chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng hiệu quả. Sữa tươi dùng đúng giúp trẻ cao lớn. Trái lại nếu dùng sữa tươi không đúng cách, sẽ ảnh hưởng không tốt sự phát triển của trẻ.

Chỉ cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa tươi

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết: chỉ nên cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa tươi. Các chuyên gia lý giải: vì sữa tươi có hàm lượng chất đạm, canxi và phốt pho cao, trẻ trên 1 tuổi mới hấp thu tốt được.

Sữa tươi có hàm lượng chất đạm, canxi và phốt pho cao, trẻ trên 1 tuổi mới hấp thu tốt

Trái lại nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống, chúng chưa có khả năng hấp thu hết các chất này, hậu quả là trẻ sẽ bị bệnh thận. Trong tương lai, trẻ có nguy cơ bị tăng huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra lượng đạm cao còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn. Trong sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vi lượng, nếu sử dụng sữa tươi là chủ yếu, trẻ không còn ăn được các thức ăn khác bổ sung các chất còn thiếu.

Nên cho trẻ uống sữa tươi lúc nào?

Hàng ngày việc chọn thời điểm cho trẻ uống sữa tươi cũng rất quan trọng. Trước các bữa ăn chính 2 giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi, cũng như các thức ăn vặt khác, vì có thể làm trẻ no và lười ăn khi vào bữa chính. Cách tốt nhất là cho trẻ uống sữa tươi sau bữa ăn chính từ 1-2 giờ.

Cho trẻ uống bao nhiêu sữa một ngày?

Trẻ dưới 1 tuổi thì không cho uống sữa tươi. Chỉ nên cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa tươi ít, khoảng 100ml- 150ml/ ngày. Tốt nhất là cho trẻ trên 2 tuổi trở đi uống sữa tươi với liều lượng từ 200-300ml/ngày. Nên cho trẻ uống xen kẽ những loại sữa công thức để trẻ được bổ sung sắt, kẽm, vi chất… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các lứa tuổi.

Trẻ 2-3 tuổi trở lên, có thể cho trẻ uống lượng sữa tươi nhiều hơn, khoảng 300ml-500ml/ngày, vì lúc này trẻ có khả năng tiêu hóa, hấp thu các thức ăn tốt hơn, kết hợp chế độ ăn đa dạng sẽ giúp trẻ hấp thu đủ các dưỡng chất. Ở tuổi thiếu niên, có thể sử dụng sữa tươi thay sữa bột, đảm bảo tổng lượng sữa từ 500-700ml/ngày, kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Ở đây cần nhấn mạnh rằng: số lượng sữa uống rất quan trọng, bạn chỉ nên cho con uống với số lượng nêu trên. Nếu cha mẹ cứ nghĩ sữa tốt cho sức khỏe, tốt cho sự phát triển chiều cao mà cứ cố “ép” con uống càng nhiều càng tốt, sẽ dấn đến hậu quả: trẻ sẽ béo phì, trẻ không được rèn luyện thói quen nhai, sẽ kén ăn các thức ăn đặc dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu chất xơ gây táo bón, phát triển không cân đối.

Nên mua loại sữa nào?

Nguyên tắc cơ bản là chất lượng sữa phải phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bạn nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo, vì lúc này não trẻ cần chất béo để phát triển. Trẻ trên 2 tuổi thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần. Nếu trẻ đã đủ cân nặng, nên chọn sữa không đường vì nhiều đường không có lợi cho sức khỏe.

Sữa tươi gồm 3 loại: sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và tiệt trùng. Trong đó bạn chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh, tránh các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Bạn không nên cho con uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo vệ sinh, có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa.

Bạn cũng chỉ nên cho con ăn vừa phải, giúp trẻ làm quen với nhiều mùi vị và đa dạng hóa thức ăn. Nếu bạn cho trẻ ăn nhiều, thì hậu quả cũng giống như cho trẻ uống nhiều sữa tươi nói trên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-sua-tuoi-the-nao-de-giup-tre-cao-lon-11537.html)

Tin cùng nội dung

  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY