Hen là bệnh mạn tính với tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi gặp các yếu tố bất lợi của môi trường (khói bụi, chất tẩy rửa, khói Thuốc lá, thay đổi thời tiết...), tình trạng viêm của đường thở nặng lên gây co thắt và chít hẹp đường thở dẫn đến hiện tượng ho, khó thở, khò khè, thậm chí có những trường hợp nguy hiểm bệnh nhân không thở được gọi là lên cơn hen, có thể dẫn đến Tu vong.
Cơn hen phế quản là một đợt ho, khò khè, khó thở hay đau tức ngực hoặc kết hợp các biểu hiện này, xuất hiện đột ngột hoặc xảy ra sau một yếu tố kích thích. Cơn hen phế quản thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gặp các yếu tố kích thích (các yếu tố khởi phát hen). Hầu hết các cơn hen phế quản xảy ra ngắn. Nhưng cơn hen phế quản nặng không xử trí kịp thời có thể gây Tu vong.
Để xử trí cơn hen, ngoài tránh xa (nếu có thể được) những yếu tố làm cơn hen xuất hiện, ví dụ như phấn hoa, lông thú vật, mùi khói Thuốc lá, hóa chất,…thì như bạn đã biết là cần dùng Thuốc cắt cơn hen cấp tính. Các Thuốc cắt cơn hen thường dùng dưới dạng xịt hít vì có tác dụng nhanh, tại chỗ giúp người bệnh nhanh chóng hết khó thở, nặng ngực. Nếu cơn hen diễn biến xấu (tím môi, lú lẫn, tháo mồ hôi, không thể đứng, không thể nói) thì ngoài xịt Thuốc cần uống 1 liều Thuốc corticoid (Corticoid uống thường được sử dụng là Prednisolone) và gọi cấp cứu.
- Nhịp tim nhanh: Đây là tác dụng phụ thường gặp của các Thuốc nhóm cường beta 2 adrenergic và Thuốc nhóm theophyllin. Tuy nhiên, tác dụng phụ xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc từng bệnh nhân, có bệnh nhân ghi nhận tác dụng mạch nhanh nhiều, thậm chí có hồi hộp, trống ngực, nhưng có nhiều bệnh nhân tác dụng này chỉ thoảng qua.
- Hạ kali máu: Tình trạng này có thể gặp khi dùng Thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic. Nguy cơ bị hạ kali máu tăng và có thể nặng hơn khi dùng kèm corticoid đường toàn thân.
- Run tay: Đây là tác dụng phụ thường thấy trên một số bệnh nhân dùng Thuốc nhóm cường beta 2 adrenergic, có bệnh nhân xuất hiện run tay nhiều, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân không thấy xuất hiện run tay. Tình trạng run tay sẽ hết ngay khi dừng Thuốc.
- Ngộ độc: Là tác dụng phụ đặc biệt nghiêm trọng, dễ xảy ra khi dùng theophylline, bởi do liều độc và liều điều trị của theophyllin khá gần nhau. Các biểu hiện lâm sàng của ngộ độc theophyllin bao gồm: lo lắng, vật vã, nôn, buồn nôn, hồi hộp trống ngực, nhịp tim nhanh. Bên cạnh đó, không được dùng kèm với các Thuốc kháng sinh nhóm macrolide do làm tăng nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh.
- Chuột rút: Có thể gặp trên những bệnh nhân dùng Thuốc nhóm cường beta 2 adrenergic. Một số bệnh nhân ghi nhận chuột rút, gây đau cơ, thậm chí phải dừng Thuốc. Tuy nhiên, tác dụng phụ này không gây hại cho người bệnh.
Thuốc giãn phế quản có vai trò quan trọng trong cắt cơn hen cấp tính nhưng để kiểm soát bệnh thì người bệnh cần điều trị dự phòng, không nên lạm dụng Thuốc cắt cơn. Nếu điều trị dự phòng tốt thì cơn hen sẽ không còn tái phát, chức năng phổi gần với mức bình thường, người bệnh cũng không cần lo lắng về những tác dụng phụ của các Thuốc giãn phế quản.
>> Xem thêm: Thuốc thảo dược duy nhất trên thị trường hiện đã được Bộ Y tế cấp phép là Thuốc ĐIỀU TRỊ hen phế quản, viêm phế quản
Cảm ơn Thuốc hen P/H - Thuốc thảo dược được lựa chọn SỐ 1 trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản đã đồng hành cùng Mangyte.
Lần cập nhật cuối: 14:00 21/04/2020 GMT 7Chủ đề liên quan:
biệt thự biệt thự biển cách điều trị cắt cơn hen cơn hen đa nang điều trị du lịch dùng thuốc khác biệt mâm cơm nàng dâu nguyên nhâ nguyên nhân ông chồn Phép màu tác dụng tác dụng phụ thận đa nang thuốc cắt cơn hen