Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ mới đây đã cấp cứu cho một bệnh nhân nữ 25 tuổi vào viện trong tình trạng ý thức lơ mơ, mệt mỏi, nôn nhiều, bụng chướng đau, da vàng đậm… Trước khi vào viện, bệnh nhân đau đầu đã tự mua Thuốc paracetamol uống. Bệnh nhân đã uống 4 viên 500mg/ngày liên tiếp 6 ngày.
Qua các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân suy gan cấp do ngộ độc Thuốc paracetamol. Các chức năng gan của bệnh nhân bị rối loạn nặng, chỉ số men gan tăng cao, rối loạn đông máu… Để điều trị, bệnh nhân đã được các bác sĩ chỉ định Thuốc giải độc đặc hiệu Acetylcystein đường tĩnh mạch liên tục trong vòng 20 giờ và hỗ trợ dinh dưỡng. Được điều trị tích cực, kịp thời, bệnh nhân may mắn đã qua cơn nguy kịch, đỡ vàng da, ăn uống được.
Trong thời gian gần đây có nhiều trường hợp sử dụng loại Thuốc hạ sốt paracetamol quá liều dẫn tới những nguy hiểm cho sức khỏe. đã có những trường hợp Tu vong khi không được cấp cứu kịp thời. trước đó, bệnh nhân nam sinh năm 1995 ở sơn la cũng ngộ độc do dùng quá liều paracetamol. khi thấy không hạ sốt, bệnh nhân đã không tuân theo chỉ định là sau 4 – 6 giờ mới dùng Thuốc một lần. chỉ trong 2 ngày, bệnh nhân dùng 19 viên loại 500mg để hạ sốt. khi vào viện bệnh nhân đã hôn mê, viêm gan nặng, vàng da… bệnh nhân bị ngộ độc paracetamol dẫn đến suy gan trong khi có tiền sử viêm gan b từ trước. do quá nặng, bệnh nhân đã Tu vong dù được điều trị tích cực.
Thuốc hạ sốt cần dùng đúng liều, đúng thời gian quy định là sau 4 - 6 giờ mới được dùng 1 lần và phải tham vấn ý kiến của bác sỹ . ảnh minh họa
Theo ths. hà thị bích vân - trưởng khoa cấp cứu (bvđk phú thọ), paracetamol là loại Thuốc giảm đau, hạ sốt khá an toàn khi dùng đúng liều. nhưng việc dùng liên tục trong nhiều ngày, sai liều lượng sẽ dẫn tới nguy hiểm. người dùng có thể ngộ độc, thậm chí là Tu vong nếu không cấp cứu kịp thời. để tránh nguy hiểm, khi thấy có những dấu hiệu bất thường cần đi khám, không nên tự ý dùng Thuốc dài ngày ở nhà.
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, người dân có thể tự mua Thuốc paracetamol vì Thuốc không kê đơn. Nhưng khi dùng cần phải đọc kĩ hướng dẫn, uống đúng liều, thời gian quy định. Thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời chứ không có tác dụng trị bệnh nên không được lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây tình trạng nhờn Thuốc.
Có rất nhiều người uống vào chưa thấy sốt giảm liền sốt ruột uống tiếp khi chưa hết thời gian theo quy định. Uống Thuốc cấp tập theo cách này rất dễ xảy ra ngộ độc. Đáng nói là thường khi uống mọi người không nghĩ mình bị ngộ độc. Chỉ khi thấy da vàng, cơ thể mệt mỏi mới đi viện và biết mình ngộ độc Thuốc. Khi ngộ độc paracetamol, nồng độ vượt quá khả năng khử độc của gan làm chất độc tích tụ gây hại cho gan. Nhẹ là viêm gan cấp tính, ngộ độc nặng có thể Tu vong.
Đặc biệt với trẻ nhỏ, cha mẹ càng không nên lạm dụng Thuốc hạ sốt như paracetamol, aspirin… ở khoa nhi (bệnh viện bạch mai) đã từng tiếp nhận không ít trẻ ngộ độc paracetamol dẫn đến rối loạn nhịp tim, rối loạn đông máu chỉ vì trước đó bố mẹ mong con nhanh hết sốt đã tự ý tăng liều, cấp tập dùng và dùng Thuốc liều cao kéo dài nhiều ngày.
"khi trẻ sốt trên 38,5 độ c mới nên dùng giảm sốt. đồng thời, cha mẹ vẫn cần cho con mặc quần áo mỏng ở phòng thoáng khí, chườm nước ấm cho con, cho con uống nhiều nước… sốt kéo dài không thuyên giảm cần đưa đến viện, không dùng hạ sốt kéo dài nhiều ngày" – pgs.ts dũng khuyến cáo.
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc dùng Thuốc nên theo khuyến cáo của các y bác sĩ. Người lớn khỏe mạnh không nên dùng quá 3g paracetamol/ngày (6 viên loại 500mg). Nhưng dù khỏe cũng không nên dùng quá nhiều như này và với người có tiền sử viêm gan cũng có thể gây ngộ độc với 3g paracetamol/ngày. An toàn là 4 viên/ngày, song cũng không được dùng kéo dài. Ở trẻ theo trọng lượng cơ thể, ttrung bình dùng 10 - 15mg paracetamol/kg thể trọng của trẻ. Ngày uống 3 - 4 lần nhưng không quá 60mg/kg/ngày.
Chủ đề liên quan:
dùng thuốc hạ sốt hạ sốt ngộ độc paracetamol ngộ độc thuốc paracetamol sống khỏe suýt chết vì thuốc hạ sốt thuốc hạ sốt