dùng tinh dầu trị nghẹt mũi là cách tự nhiên nhiều người đang áp dụng để tránh sự lệ thuộc vào Thu*c. tuy nhiên bên cạnh những lợi ích thì phương pháp này cũng có thể mang lại một số rủi ro cho sức khỏe, nhất là khi bạn sử dụng tinh dầu không đúng cách.
Suốt nhiều thế kỷ qua, tinh dầu được sử dụng như một cách tự nhiên để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, đồng thời hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe thay thế cho các loại Thu*c tổng hợp có hại. hương thơm của tinh dầu thường khiến cho chúng ta có cảm giác khoăn khoái, dễ chịu, xua tan cảm giác mệt mỏi, căng thẳng.
Đặc biệt, một số loại tinh dầu còn chứa chất kháng khuẩn, chống viêm và tiêu diệt virus gây bệnh. chính vì vậy mà nó được sử dụng để điều trị tắc nghẽn xoang xảy ra do cảm cúm, viêm xoang mũi, dị ứng hay nhiễm khuẩn đường hô hấp…
Việc sử dụng tinh dầu trị nghẹt mũi sẽ giúp chúng ta tránh gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm như khi dùng Thu*c tây. tuy nhiên bạn phải biết dùng nó đúng cách để đạt được lợi ích tốt nhất.
Để khắc phục tình trạng nghẹt mũi, tinh dầu có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. phổ biến nhất là những cách sau:
Tinh dầu bạc hà được phát hiện và sử dụng lần đầu tiên tại Anh. Nó được biết đến với tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang như nghẹt mũi, đau đầu.
Loại tinh dầu này cũng có đặc tính là se niêm mạc xoang mũi, giúp sát khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. đặc biệt, hoạt chất menthol được tìm thấy trong tinh dầu bạc hà đã được sử dụng hơn 2000 năm qua như một phương Thu*c an thần, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị bệnh.
Tinh dầu bạc hà thường được sử dụng theo đường bôi tại chỗ. Bạn nên thoa loãng nó với các loại dầu khác, chẳng hạn như Jojoba hay dầu dừa rồi thoa lên da để giảm độ mạnh của nó.
Tinh dầu tràm được chiết xuất từ lá và vỏ cây tràm. loại tinh dầu này được sử dụng khá phổ biến ở việt nam cũng như nhiều nước trên thế giới.
Trong các cuộc chiến tranh thế giới, tinh dầu tràm được sử dụng giống như một loại Thu*c khử trùng, giúp chữa lành vết thương khi mà Thu*c penicillin vẫn chưa được phát hiện ra.
Một nghiên cứu có nhan đề “dầu tràm: đánh giá về chất kháng khuẩn và các đặc tính dược liệu khác” được thực hiện vào năm 2006 cho thấy, dầu tràm có tính chất sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm. do viêm mô xoang và vi khuẩn thường là thủ phạm gây nghẹt mũi nên dùng tinh dầu tràm có thể sẽ hữu ích.
Để giảm nghẹt mũi, khó thở, một số người thích dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên ngực hoặc phía dưới mũi, mỗi ngày thực hiện 5-6 lần. tinh dầu tràm cũng có thể được dùng để súc miệng. nếu chất nhầy trên mũi chảy xuống và đọng ở cổ họng, bạn có thể pha 2-3 giọt tinh dầu vào ly nước ấm để súc miệng. sau đó nhổ hỗn hợp ra chứ không được nuốt vào.
Tinh dầu được chiết xuất từ hoa oải hương được biết đến với nhiều tác dụng như chống vi rút, chống nấm, sát trùng và chống viêm. do vậy nó được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang và đẩy lùi triệu chứng nghẹt mũi do các căn bệnh trên gây ra.
Ngoài ra, tinh dầu oải hương còn có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch. mùi thơm đặc trưng của nó cũng hoạt động như một vị Thu*c an thần, giúp giảm lo lắng, căng thẳng.
Dùng máy khuếch tán hoặc máy hóa hơi là cách nhiều người đang sử dụng để trị nghẹt mũi bằng tinh dầu oải hương. nó vừa giúp thông mũi, vừa tạo cảm giác êm dịu cho không khí trong phòng.
Tinh dầu khuynh diệp nổi tiếng với tính chất sát trùng, làm se niêm mạc, giảm nghẹt mũi và kháng khuẩn tự nhiên nhờ chứa nhiều hợp chất hữu cơ eucalyptol.
Loại tinh dầu này thường được trộn chung với dầu jojoba hoặc olive và thoa trực tiếp lên ngực. một số người còn pha 20-25 giọt dầu khuynh diệp vào trong bình nước có chứa chất khử trùng peroxide và phun vào không khí để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
Tinh dầu chanh được chiết xuất từ vỏ chanh thông qua quá trình ép lạnh. loại tinh dầu này giúp làm se niêm mạc, giải phóng dịch nhầy. qua đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
Nhờ có hàm lượng axit citric, vitamin c, canxi và bioflavonoid cao, tinh dầu chanh giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh.
Dầu quế có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, kháng vi-rút và sát trùng mạnh. Thành phần chất chống oxy hóa được tìm thấy trong quế còn cao hơn hẳn so với các loại rau quả. Nó giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Khi bị nghẹt mũi, bạn có thể đưa chai tinh dầu quế lại gần mũi và hít vào để làm thông đường thở. nếu thoa lên ngực, bạn nên pha loãng nó với các loại dầu trung tính như dầu oliu hay dầu hạnh nhân theo tỷ lệ 2:1. như vậy sẽ tránh được tình trạng kích ứng và bỏng rát da vì tinh dầu quế rất mạnh.
Nụ hoa đinh hương vốn được sử dụng làm gia vị ở nhiều nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Để lấy tinh dầu, hoa đinh hương sau khi thu hoạch về được đem phơi khô và chưng cất bằng hơi nước.
Các thành phần trong dầu đinh hương có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và cải thiện tình trạng tắc nghẽn xoang. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy mang theo chai dầu đinh hương bên mình và đưa lên mũi hít thở sâu vài lần mỗi khi mũi bị nghẹt.
Loại tinh dầu này cũng có thể ăn được. uống dầu đinh hương một lần mỗi ngày rất có lợi cho hệ hô hấp và miễn dịch. bạn chỉ cần thêm 3-5 giọt dầu vào ly nước ấm hay ly trà và thưởng thức.
Ngoài ra, một số loại tinh dầu khác cũng được sử dụng để trị nghẹt mũi như tinh dầu thông, tinh dầu hương thảo hay tinh dầu kinh giới…
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, song việc sử dụng tinh dầu không đúng cách có thể mang đến nhiều rủi ro tiềm ẩn. ở dạng nguyên chất, tinh dầu có độ đậm đặc cao nên có thể gây kích ứng da, bỏng rát nếu bạn sử dụng tại chỗ mà không pha loãng.
Một số người còn có thể bị dị ứng với tinh dầu. Trường hợp này sẽ thấy các dấu hiệu bất thường của dị ứng như ngứa ngoài da, nổi phát ban, sưng đỏ da… Tinh dầu cũng có thể tương tác với Thu*c tân dược và làm giảm tác dụng của Thu*c.
Đặc biệt, nhiều loại tinh dầu khi sử dụng theo đường miệng còn có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Một vấn đề quan trọng không kém là bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì sản phẩm. tốt nhất chỉ nên dùng tinh dầu trị nghẹt mũi khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
ThuocDanToc.vn chỉ cung cấp thông tin tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên từ những người có kinh nghiệm chuyên môn.