Ẩm thực hôm nay

Dược thiện cho người viêm mũi

Viêm mũi rất hay gặp khi thời tiết khí hậu, môi trường không khí thay đổi, thường dai dẳng, hay tái phát. Người bệnh có biểu hiện hắt hơi tịt mũi, chảy nước mũi, ngứa trong mũi, niêm mạc mũi bị phù nề, thay đổi màu sắc.
Có người vách ngăn mũi bị cong vẹo biến dạng làm tắc nghẽn một bên. Người bệnh thường kèm theo đau, váng đầu, đường thở không thông, nhiều khi phải thở bằng miệng.

Ngoài việc dùng Thu*c, người bệnh nên kết hợp các bài dược thiện sau để hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng.

Cháo chân lợn, trần bì, bán hạ, sinh khương

Móng giò lợn 1 cái, trần bì 12g, bán hạ chế 12g, sinh khương 6g, gạo tẻ 100g, các loại rau gia vị như kinh giới, tía tô, hành hoa, chanh ớt… Móng giò làm sạch chặt miếng cùng với gạo vo sạch cho vào nồi. Dùng một ấm khác cho trần bì, bán hạ, sinh khương, đổ nước vừa đủ đun sôi 15 phút, lọc lấy nước cho sang nồi gạo và chân giò, hầm chín kỹ thành cháo. Các loại rau gia vị đã rửa sạch thái ngắn cùng chanh ớt chuẩn bị sẵn. Khi cháo được, múc cháo ra bát tô, nêm gia vị, các loại rau thơm, chanh ớt vừa đủ, ăn nóng.

Công dụng: hạ khí, chống viêm, chống xuất tiết, tuyên thông phế đạo, co mạch, giúp giảm đau, thông đường hô hấp, khỏi váng đầu, khỏi tịt mũi, hắt hơi, còn có tác dụng chống dị ứng.

Cháo tim lợn, cát cánh

Tim lợn 1 quả, cát cánh 20g, gạo tẻ 100g, gừng, hành khô, rau gia vị như kinh giới, tía tô, hành hoa, gừng tươi, chanh ớt vừa đủ. Tim lợn thái lát mỏng, ướp gia vị. Rau gia vị rửa sạch thái ngắn, gừng sống đập dập băm nhỏ. Cho cát cánh vào nồi, đổ nước vừa đủ đun sôi 15 phút, lọc lấy nước. Gạo vo sạch cho vào nồi, đổ nước Thu*c vào nấu cháo, khi cháo được, cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều, múc cháo ra bát tô, nêm gia vị, rau thơm, chanh ớt, ăn nóng.

Công dụng: tim lợn bổ tâm, bổ khí; cát cánh chống viêm, chống dị ứng và có tác dụng co mạch; bán hạ hạ khí, tiêu đờm, trừ thấp; sinh khương vị cay, tính ấm, giải cảm, tiêu độc; tía tô tác dụng giải cảm, tiêu đờm, thuận khí trừ ho; kinh giới trừ phong, chống dị ứng, chống ngứa; trần bì thông khí giảm ho, bổ tỳ lợi phế; lá hẹ bổ thận nạp khí, tính ôn, lợi chín khiếu, trừ hàn; quả chanh, nước chanh: vị chua tính mát, giải nhiệt; hành hoa chống viêm, trừ tà, thông đạt đường hô hấp.

Khi tô cháo đang nóng, trộn các loại rau gia vị vào, hơi nóng cộng với hơi Thu*c bốc lên rất thơm, đi vào các khoang của hốc mũi người bệnh làm giảm phù nề niêm mạc mũi, co mạch giảm tiết, chống viêm, chống dị ứng, tuyên thông phế khí. Những tác dụng này người bệnh cảm nhận rất nhanh.

Chim bồ câu hầm

Chim bồ câu 1 con, hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị còn lại rửa sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày.

Trong bài, hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ trung, ích khí, tăng cường thể chất; bạch truật, đại táo và thịt chim bồ câu có công dụng bổ tỳ, ích khí, nâng cao thể chất; tân di, gừng tươi phối hợp với hoàng kỳ có tác dụng chống dị ứng.

Công dụng: bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi. Dùng tốt cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà xâm nhập (tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi).

Lương y Đình Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/duoc-thien-cho-nguoi-viem-mui-n146325.html)
Từ khóa: dược thiện

Chủ đề liên quan:

dược thiện

Tin cùng nội dung

  • Đậu đen là thực phẩm nông sản rất quen thuộc của người dân, là món ăn bổ mát giàu dược tính.
  • Sau phẫu thuật, đặc biệt là các cuộc mổ lớn và vừa, người bệnh thường lâm vào tình trạng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể bởi nhiều lý do như: mất máu và tiêu hao năng lượng quá nhiều;
  • Đau đầu là một chứng trạng rất thường gặp trong thực tiễn lâm sàng và nhiều khi đó là dấu hiệu duy nhất khiến người bệnh phải tìm gặp thầy Thu*c. Trong y học cổ truyền, đau đầu thuộc phạm vi chứng đầu thống.
  • Dù viêm tuyến tụy cấp hay mạn tính, đều nên tránh phàm ăn tục uống, cấm uống nhiều rượu, nên ăn lượng ít, nhiều bữa.
  • Trong y học cổ truyền, đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân là do khí huyết không lưu thông tốt, gây ra bế tắc kinh lạc.
  • Ở độ tuổi 45 - 55, do chức năng buồng trứng suy giảm nên 85% phụ nữ mắc hội chứng tiền mãn kinh với mức độ khác nhau...
  • “Thịt dê bổ hình”, đó là câu nói nổi tiếng của Lý Cảo Chi, danh y Trung Quốc.
  • Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như hội chứng rối loạn lipid máu và bệnh đái tháo đường, số lượng những người có axit uric máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY