Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dược tửu hỗ trợ trị chứng lãnh âm

Theo y học cổ truyền, khi rượu uống được ngâm với một số vị Thu*c quý sẽ có công dụng tư bổ thận âm, ích tinh dưỡng huyết.

Biểu hiện: Sợ lạnh thích ấm, tay chân lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt ít sắc nhợt, đại tiện lỏng nát...

Rượu Tiên linh tỳ: Thục địa 30g, hoài sơn 15g, tiên linh tỳ 30g, kỷ tử 30g, rượu trắng nhẹ độ 500 ml. Các vị Thu*c sấy khô, thái vụn, cho vào túi vải mỏng, buộc kín miệng đem ngâm với rượu trong bình kín, để nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 ml.

Rượu Tiên mao: Tiên mao 100g, nhục thung dung 100g, thỏ ty tử 100g, xà sàng tử 50g, rượu trắng nhẹ độ 1.500 ml. Dùng dao nứa cạo vỏ tiên mao, cắt nhỏ đem ngâm với nước sắc đậu đen trong 3 ngày rồi vớt ra phơi khô. Các vị Thu*c thái vụn, cho vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 ml.

Rượu Cật dê: Cật dê sống 1 đôi, bạch tật lê 60g, quế nhục 60g, dâm dương hoắc 60g, tiên mao 60g, ngọc mễ 60g, rượu trắng nhẹ độ 1.500 ml. Bạch tật lê sao qua, dâm dương hoắc sao với mỡ dê hoặc dầu vừng, tiên mao ngâm trong nước vo gạo nếp loãng cho hết dầu. Cho tất cả các vị Thu*c vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15ml.

Biểu hiện: suy giảm hưng phấn T*nh d*c, lưng đau gối mỏi, bụng dạ yếu.

Rượu Nhục thung dung: Nhục thung dung 12g, thỏ ty tử 12g, xà sàng tử 12g, ngũ vị tử 12g, viễn chí 12g, tục đoạn 12g, đỗ trọng 12g, rượu trắng nhẹ độ 500 ml. Các vị Thu*c tán vụn, cho vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 10 ml.

Dược tửu hỗ trợ trị chứng lãnh âmNhục thung dung, vị Thu*c hỗ trợ điều trị chứng lãnh âm.

Biểu hiện: Người gầy yếu, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đầu choáng mắt hoa, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, vã mồ hôi khi ngủ, lưng đau gối mỏi, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, âm đạo khô khan tiết ít dịch...

Rượu kỷ tử: Kỷ tử 12g, cúc hoa 6g, sinh địa 12g, thục địa 12g, sơn thù du 10g, hoài sơn 10g, đan bì 6g, bạch linh 12g, hạn liên thảo 15g, nữ trinh tử 10g, địa cốt bì 12g, rượu trắng nhẹ độ 1.000 ml. Các vị Thu*c tán vụn, cho vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 ml.

Thể khí huyết lưỡng hư biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi như mất sức, sắc mặt không tươi, môi và móng tay, móng chân nhợt nhạt, hay có cảm giác khó thở, hồi hộp trống ngực, ăn kém, chậm tiêu, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát.

Rượu sâm kỳ: Đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, thục địa 15g, tử hà xa 10g, long nhãn 10g, thỏ ty tử 10g, kỷ tử 10g, đương quy 10g, bạch truật 10g, dâm dương hoắc 10g, lộc giác sương 15g, mộc hương 3g, rượu trắng nhẹ độ 1.000 ml. Các vị Thu*c tán vụn, cho vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 ml.

Biểu hiện: Dễ căng thẳng thần kinh, hay cáu giận, buồn phiền uất ức, ngực sườn đầy chướng, hay thở dài, kinh nguyệt không đều, trước và sau hành kinh hay căng tức nhũ phòng, âm đạo khô sáp, mạch căng như dây đàn.

Rượu sài thược: Sài hồ 10g, bạch thược 12g, đương quy 10g, bạch linh 12g, thục địa 15g, bạch truật 10g, hợp hoan bì 12g, dạ giao đằng 12g, hương phụ chế 10g, chỉ xác 6g, uất kim 8g, kỷ tử 12g, dâm dương hoắc 12g, cam thảo 6g. Các vị Thu*c tán vụn, cho vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 ml.

Biểu hiện: mỏi mệt nhiều, hay có cảm giác khó thở, sắc mặt xanh nhợt, dễ có những nốt hoặc đám tụ huyết, ăn kém, chậm tiêu, chất lưỡi tía, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn, đại tiện lỏng nát, đau bụng khi hành kinh, lượng kinh ít và hay có máu cục.

Rượu Nam thiên trúc tử: Nam thiên trúc tử 45g, rượu trắng nhẹ độ 500 ml. Nam thiên trúc tử ngâm với rượu trong bình kín, để nơi thoáng mát, lắc đều 2 lần trong ngày, sau 15 ngày dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/duoc-tuu-ho-tro-tri-chung-lanh-am-n183093.html)

Chủ đề liên quan:

chứng lãnh âm dược tửu hỗ trợ

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh lao phổi là phế lao. Nguyên nhân gây bệnh là do chính khí hư, tinh huyết suy tổn để bệnh tà xâm phạm vào phế.
  • Theo y học cổ truyền, viêm bàng quang là bệnh chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, bàng quang gây nên. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.
  • Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium. Bệnh thường ở phổi, nhưng cũng có thể ở các tạng phủ khác (lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng, màng tim, lao hạch, lao khớp...).
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Trước đây người ta thường biết đến mề đay như một căn bệnh chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà không nghĩ rằng đôi khi nó cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY