Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Liệu còn bao nhiêu lần 50 triệu USD...?

Tổng thầu Trung Quốc lên tiếng việc đòi 50 triệu USD vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Được khởi công vào tháng 10/2011, dự án đường sắt đô thị cát linh - hà đông dự kiến chạy thử và khai thác từ 30/6/2015. đến nay sau hơn 8 năm thi công, dự án đã hoàn thành 99% khối lượng xây dựng nhưng vẫn chưa thể vận hành, đã 5 lần lỡ hẹn khai thác và vẫn chưa định ngày phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Tháng 7/2019, kiểm toán nhà nước đã đưa ra công bố báo cáo kết quả kiểm toán đối với dự án đường sắt cát linh - hà đông. việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng, tăng 205% so với tổng vốn đầu tư ban đầu được duyệt.

Tại báo cáo gửi tới kỳ họp thứ 9 của quốc hội, bộ trưởng bộ giao thông vận tải nguyễn văn thể cho biết, việc xây dựng, lắp đặt thiết bị tại dự án đường sắt đô thị hà nội cát linh - hà đông hiện đã cơ bản hoàn thành và đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý.

Công tác vận hành thử toàn hệ thống và đánh giá an toàn hệ thống vẫn đang được thực hiện, đồng thời khắc phục một số tồn tại để đảm bảo yêu cầu. Đáng chú ý, không đưa ra lời hứa cụ thể như lần trước, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chỉ cho biết “đang chỉ đạo” xây dựng kế hoạch bàn giao và đưa dự án vào khai thác “trong thời gian sớm nhất” khi đủ điều kiện.

Trong khi dự án đường sắt cát linh - hà đông còn tồn tại nhiều vướng mắc thì tổng thầu trung quốc lại yêu cầu thanh toán ngay 50 triệu usd để thực hiện công tác vận hành hệ thống. điều này không khỏi khiến dư luận dậy sóng và đặt ra hoài nghi liệu còn bao nhiêu lý do, bao nhiêu lần 50 triệu usd nữa để đường sắt cát linh - hà đông có thể vận hành thương mại...?

Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội vào chiều 8/6, đại biểu Quốc hội Thuận Hữu (Đoàn Hải Phòng) cho rằng, người dân đang rất bức xúc đối với các dự án yếu kém vì vốn đầu tư nhiều, liên tục “đội vốn”, chưa kể nhiều dự án hàng nghìn tỷ hiện đang “đắp chiếu, trùm mền”.

Điển hình như dự án đường sắt đô thị cát linh - hà đông đầu tư rất nhiều tiền, mất rất nhiều thời gian mà đến giờ không biết bao giờ sử dụng mà giờ đây tổng thầu đòi 50 triệu usd để vận hành là “nhát dao chém vào lòng tin của người dân”.

“nhức nhối nhất, người dân nhìn thấy là dự án đường sắt trên cao, đầu tư rất nhiều, mất nhiều tiền, nhiều thời gian, đến giờ không biết bao giờ mới đưa vào sử dụng được. người ta nói gần xong, chạy thử, giờ mắc mớ đủ thứ. đường sắt không xử lý nhanh, thành bảo tàng đường sắt kêu gọi khách tới tham quan, du lịch. dân cũng bức xúc, tiền nhiều, đội vốn liên tục thế”- đại biểu thuận hữu chia sẻ.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cũng cho rằng, Thủ tướng rất tâm huyết, Chính phủ rất quyết liệt nhưng hình như các bộ, ngành chưa quyết liệt cùng một hướng, cứ đưa việc này ra lại ách tắc việc kia, không dám quyết.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí bên lề phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội (chiều 8/6), Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội đã làm việc với Bộ GTVT, lập tổ công tác liên ngành để gỡ vướng dự án. Tổ công tác sẽ trình phương án tổng thể lên Bộ GTVT, việc gì liên quan tới Hà Nội thì Hà Nội sẽ giải quyết, việc gì vượt thẩm quyền sẽ trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

“Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT phấn đấu đưa dự án vào vận hành trong năm 2020. Hà Nội mong muốn dự án hoàn thành, khai thác càng sớm càng tốt, nếu trước tháng 10 thì càng tốt. Hiện tổ công tác giữa Bộ GTVT và Hà Nội chưa có báo cáo cuối cùng về tiến độ dự án”, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chia sẻ.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết thêm, vướng mắc lớn nhất hiện nay là thiếu các chuyên gia của tổng thầu Trung Quốc tại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây là vướng mắc không chỉ của riêng dự án này mà của tất cả các dự án có chuyên gia nước ngoài làm việc.

Khi các chuyên gia sang, Hà Nội sẽ bố trí nơi cách ly tập trung theo đúng quy định, hết thời gian cách ly nếu kết quả kiểm tra dịch tễ tốt, các chuyên gia sẽ trở lại làm việc bình thường. Còn vướng mắc về cơ chế thanh toán và liên quan tới việc thực hiện kết luận kiểm toán dự án, cơ chế tài chính giao cho dự án như thế nào hiện nhiều điểm cơ quan kiểm toán vẫn chưa kết luận dứt khoát.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong trường hợp này, nếu tổng thầu vẫn giữ nguyên quan điểm không nhận được 50 triệu usd, dự án sẽ không thể hoàn thành chạy thử và nghiệm thu thì mọi chuyện sẽ bị đẩy đi đến đâu...? đây không phải lúc bộ gtvt  và tổng thầu “phân bua” ai đúng ai sai mà phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của người dân phải lên hàng đầu, dự án đường sắt cát linh - hà đông phải được vận hàng trong thời gian sớm nhất.

Tuyến đường sắt đô thị cát linh - hà đông có chiều dài hơn 13km, điểm đầu từ ga cát linh, điểm cuối đến ga yên nghĩa. dọc tuyến có 12 nhà ga trên cao gồm: cát linh, la thành, thái hà, láng, thượng đình, vành đai 3, phùng khoang, văn quán, hà đông, la khê, văn khê và yên nghĩa.

Các đoàn tàu chạy bằng điện, với thiết kế tần suất khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến. Dự án có 13 đoàn tàu, trong quá trình vận hành sẽ sử dụng 10 đoàn, 2 đoàn bảo dưỡng, một đoàn dự phòng. Tàu có chế độ lại tự động và bán tự động. Hệ thống cũng tự động khống chế tốc độ của tàu để đảm bảo giữ khoảng cách ổn định giữa các đoàn tàu.

Mỗi đoàn tàu gồm 4 toa dài khoảng 80m, sức chở gần 1.000 khách, vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc khai thác thương mại 35km/giờ.  Các đoàn tàu được điều khiển bằng công nghệ thông tin, tín hiệu tự động. Dựa trên các thông tin tín hiệu thu, phát tự động, trung tâm chỉ huy hệ thống tự động ra lệnh cho đoàn vận hành ở tốc độ tối đa và tối thiểu.

Thế Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/duong-sat-cat-linh--ha-dong-lieu-con-bao-nhieu-lan-50-trieu-usd-post81986.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian tới, các cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 150 triệu đồng/năm có thể sẽ không phải đóng thuế thu nhập và thuế GTGT.
  • Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), chưa có báo cáo nào về bất thường của thai nhi do ảnh hưởng của siêu âm...
  • Thanh sắt dài hơn 2m ở đường sắt trên cao, tuyến Cát Linh - Hà Đông bất ngờ rơi trúng mui xe ô tô 4 chỗ đang lưu thông trên đường. May mắn, lái xe không bị thương.
  • Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015, trên các tuyến đường sắt của cả nước có 169 vụ T*i n*n xảy ra khiến gần 70 người thiệt mạng.
  • Dư luận đang quan tâm tới Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với 13km mà hết chậm tiến độ lại đến đội vốn gần gấp đôi, lên đến 18.000 tỷ đồng, tính ra, mỗi mét đường chi phí hết 1,5 tỷ đồng.
  • Ngày 15/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã chủ trì buổi làm việc với Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị liên quan về vấn đề quản lý, phát triển giao thông vận tải, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Dân trí Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đang bị chậm tiến độ. Bộ GTVT cho biết cuối năm nay sẽ cơ bản hoàn thành phần bê tông, sắt thép nhưng phần đoàn tàu và điện thì phụ thuộc vào nhà chế tạo. Vì vậy có thể tới quý I/2016 dự án mới về đích.
  • Đây là thông tin được Bộ Y tế đưa ra tại hội thảo triển khai dự án “Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả Chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản (DS-SKSS) tại Việt Nam” giai đoạn 2011 - 2020 do Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 31/10 tại Hà Nội.
  • Cháu hay đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lúc ngủ cháu cũng thường dậy đi tiểu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì vậy?
  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY