Thông tin được Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM; Thạc sĩ, bác sĩ Trần Anh Vũ, Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chia sẻ ở tọa đàm "Phương pháp mới trong điều trị chấn thương thể thao", vừa diễn ra trên VnExpress.
Chấn thương chỉnh hình
Bác sĩ trần anh vũ cho biết, số bệnh nhân chấn thương khi chơi thể thao càng ngày càng nhiều. cách đây khoảng 10 năm, tình trạng đứt dây chằng chéo đa phần do T*i n*n giao thông, nhưng hiện nay đứt dây chằng chéo do T*i n*n và chấn thương thể thao ở mức 50/50.
Trong đó, các chấn thương thể thao có thể phân thành ba nhóm. một là chấn thương phần cứng như gãy xương (gãy tay, gãy chân), chỉ cần điều trị cẩn thận có thể mau lành, sau 3 tháng khi xương liền, cầu thủ có thể tập phục hồi chức năng, chơi lại môn thể thao mình thích. vì vậy, các bác sĩ đánh giá đây là những chấn thương phục hồi nhanh. nhóm thứ hai là chấn thương phần mềm như căng cơ, rách cơ... có thể điều trị bằng nhiều cách, khả năng bảo tồn cao.
Cuối cùng là các tổn thương ở dây chằng, đây là loại nguy hiểm nhất trong chấn thương thể thao. Theo thống kê, tổn thương dây chằng chéo chiếm đến 50% các trường hợp tổn thương dây chằng khớp gối. Môn thể thao hay gặp chấn thương nhất là bóng đá (chiếm khoảng 1/3 số ca). Tổn thương dây chằng nếu bỏ qua có thể dẫn tới mất vững khớp, hư sụn khớp, teo cơ nhanh, nặng hơn là khớp hư và không hoạt động được.
Bác sĩ Trần Anh Vũ cho biết, tổn thương ở dây chằng là loại nguy hiểm nhất trong chấn thương thể thao.
Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh lý giải, dây chằng là bộ phận nối hai đầu xương với nhau, vận động liên tục. Khớp gối có bốn sợi dây chằng: hai sợi hai bên để giữ khớp gối không vẹo bên trong hay vẹo ngoài, dây chằng chéo trước giữ khớp gối không trượt ra trước, dây chằng chéo sau giữ mâm chày không trượt ra sau. Dây chằng rất chắc, ở vị trí chịu lực mặc định, ví dụ dây chằng chéo trước rất chắc ở tư thế đẩy mâm chày ra trước nhưng khi xoắn rất dễ bị đứt. Vì vậy, những chấn thương dây chằng dễ xảy ra khi chúng ta đảo hướng đột ngột, như xoay người, chân trụ sút đột ngột - các tình huống trong chơi thể thao.
Ngoài ra, đi cạnh khớp có hệ thống thần kinh, mạch máu nên chấn thương nặng có thể tổn thương mạch máu và thần kinh. Không có dây chằng nào đứng độc lập mà không có liên kết với những dây chằng khác. Dây chằng này đứt có thể khiến các dây chằng kế cận đứt, sụn khớp tổn thương theo.
Đứt dây chằng còn nguy hiểm vì khiến nhiều người lầm tưởng, không phát hiện kịp dẫn đến tổn thương nặng hơn, kéo dài, khó hồi phục. Vì mỗi dây chằng có một chức năng, nếu chức năng đó không sử dụng trong tư thế bình thường thì tổn thương sẽ không bộc lộ ra. Như khi đứt dây chằng chéo trước, nếu đi thẳng, thậm chí chạy thẳng cũng không ảnh hưởng nhưng vẹo sang một chút là sẽ lộ ra.
Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh lưu ý các dấu hiệu của đứt dây chằng, bao gồm: khớp gối sưng lên, đi cà nhắc kéo dài cả tuần, chấn thương nghe tiếng lạ như (rắc, bụp), không thể thực hiện lại động tác vừa xảy ra (như nhảy xuống trụ bằng một chân, chạy nhanh đảo hướng...).
Để điều trị hiệu quả cần chẩn đoán đúng mức độ tổn thương. Vì lúc dây chằng vừa đứt sẽ sưng to, việc thăm khám khó khăn do bệnh nhân cũng co chân lại. Bác sĩ cần có nhiều kinh nghiệm để phân loại, giảm đau người bệnh, từ đó kiểm tra chính xác nguyên nhân gây đau.
Cùng với đó là hệ thống máy móc kỹ thuật cao để hỗ trợ chẩn đoán chính xác. Ví dụ như MRI kỹ thuật cao, trong tuần đầu chấn thương, máu thường tụ lại che mất sợi dây chằng, nên với phương pháp thông thường rất khó xác định dây chằng đứt hay không. Lúc này, MRI kỹ thuật cao giúp xác định dây chằng có đứt hay không, đứt phần nào, có cần mổ sớm không, từ đó đưa ra phác đồ phù hợp với từng người.
Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh cho biết, hầu hết trường hợp đứt dây chằng đều cần phải mổ. Tuy nhiên, mỗi dây chằng lại có một chức năng riêng nên chỉ định mổ phụ thuộc vào mức độ tổn thương; tuổi tác; hoạt động, mong muốn của bệnh nhân là tiếp tục chơi môn thể thao nào đó, hoạt động nào đó hay không; và cần được thảo luận giữa bác sĩ lẫn bệnh nhân.
Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước là phương pháp hàng đầu của tất cả bác sĩ về y học thể thao. Phương pháp cổ điển nhất là lấy sợi gân để tái tạo dây chằng. Hiện nay, tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, các bác sĩ còn áp dụng phương pháp all inside, tức cuộn dây chằng lại 4 vòng (so với trước đây là chỉ 2 vòng), giúp tạo dây chằng mới có đường kính lên tới 9 mm hoặc 10 mm, có 2 nút treo 2 đầu nên rất vững và sử dụng nẹp bên trong để bảo vệ dây chằng trong 3-6 tháng cho đến khi tạo ra dây chằng mới.
Phương pháp này giữ lại gốc dây chằng cũ rồi luồn dây chằng mới nằm bên trong, nhờ vậy dây chằng mới vẫn có mạch máu nuôi, thụ cảm thể để tránh tái chân thương. Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ bệnh viện Tâm Anh cũng đã đưa vào nghiên cứu và ứng dụng Robot Artist Pheno để định vị chính xác vị trí dây chằng, từ đó khoan "đường hầm" để đưa dây chằng mới vào. Trong trường hợp không muốn lấy gân, có thể dùng dây chằng nhân tạo.
Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh (phải) trao đổi với Thạc sĩ, bác sĩ Trần Anh Vũ (trái) về các phương pháp chữa trị mới trong chấn thương thể thao.
Dây chằng nhân tạo cũng được hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh nhập khẩu để phục vụ việc thay dây chằng trong trường hợp không thể phẫu thuạt khâu nối bảo tồn. Giờ đây các cầu thủ không phải ra nước ngoài để sử dụng dây chằng nhân tạo, ngay trong nước đã có thể sử dụng sản phẩm cao cấp này.
"Trước đây khi mới chấn thương, bệnh nhân thường sẽ không được mổ ngay do thiếu hụt phương tiện đánh giá hoặc bác sĩ chưa đánh giá đúng mức độ tổn thương của dây chằng. Nhưng hiện nay với việc làm chủ các phương tiện kỹ thuật cao cấp và tiếp cận với những phương pháp điều trị tiên tiến hơn, bác sĩ đã có thể thực hiện mổ sớm nối lại dây chằng, rút ngắn thời gian bình phục", Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh cho biết.
Phương pháp khác là dùng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) cho trường hợp tổn thương dây chằng, khớp, tổn thương sụn khớp xung quanh như nứt, đứt, thủng lỗ một chút. Những vết nứt nhỏ, đường nứt dễ làm cho khớp bị thoái hóa nhanh hơn nên sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu để trám lấp. Trám lấp bằng cách tiêm chất dinh dưỡng vào thành lập những mô xơ sụn và lấp đầy những "ổ gà" trên đường, để cử động trơn lán, vết nứt không lan rộng.Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng khi các vết nứt nhỏ, nếu vết nứt lớn cần chuyển sụn, ghép sụn - kỹ thuật cao hơn.
Với trường hợp đứt dây chằng, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng như tiêm chất dinh dưỡng, vì mô xơ mọc nhanh hay chậm cần nguyên liệu xung quanh và huyết tương giàu tiểu cầu là nguyên liệu, nuôi dây chằng mới.
Bác sĩ nhấn mạnh vẫn có những trường hợp mổ dây chằng xong thất bại, vì không đánh giá được vị trí bám của dây chằng hoặc nguyên nhân cũng có thể đến từ chương trình luyện tập sau đó. Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân không luyện tập, dây chằng không kích thích để phát triển, cơ teo, gối mất vững, dẫn đến sự thất bại. Chương trình tập luyện cũng cần được cá thể hóa cho từng người (đánh giá trên thể lực, khối cơ, độ bền sức khỏe khi chơi thể thao, bệnh tật kèm theo). Hoặc nếu chỉ chăm sóc dây chằng mà quên hệ thống cơ xung quanh, quên mất xương sụn bị dập thì bệnh nhân có thể bị đau, dẫn đến teo cơ và không thể tập phục hồi.
Các bác sĩ nhấn mạnh, mọi người cần chơi thể thao đúng cách. Ví dụ, một người ở nước ngoài muốn chơi thể thao thì trước đó, họ sẽ đến thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét với thể chất, tình trạng bệnh tật của bản thân, chơi môn thể thao nào phù hợp. Đồng thời họ sẽ đi học một lớp dạy về cách phản xạ, hoạt động thể lực vừa sức, chơi như thế nào để ít bị chấn thương sau đó, mới bắt đầu chơi.
Để tránh chấn thương, bạn cần tránh nhóm các thói quen sai lầm gồm: không khởi động trước khi tập luyện, lựa chọn trang phục thể thao không đúng cách, kỹ thuật chơi không đúng, độ tuổi không phù hợp với bộ môn thể thao, tập luyện không điều độ.
Đặc biệt, dây chằng có hệ thống thụ cảm thể để tránh nguy hại. Mọi người nên thường xuyên rèn luyện để giúp các thụ cảm thể này được hoạt động liên tục, từ đó tạo phản xạ nhanh hơn, hỗ trợ giảm nguy cơ chấn thương. Ví dụ như chạy nhanh rồi dừng đột ngột, chạy đảo người, bật nhảy...
Khi vừa gặp chấn thương, người bệnh cũng có thể tự xử lý để hạn chế tổn thương nặng nề hơn. Đầu tiên là nâng băng ép để cố định vùng bị chấn thương, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương. Chườm lạnh để làm nguội phần bị tổn thương, hạn chế sưng đỏ, giúp bác sĩ dễ thăm khám và chẩn đoán. Sau đó cần nghỉ ngơi, tránh xịt Thu*c giảm đau và chạy ra sân chơi tiếp vì có thể khiến chấn thương nặng nề hơn. Cuối cùng là kê cao chi lên để tránh tụ máu gây sưng to, đau đớn; sau đó cần đến thăm khám tại các bệnh viện.
Bác sĩ cho biết 5 ngày đầu tiên kể từ khi chấn thương là "thời điểm vàng", nếu có thể dứt điểm các tình trạng này thì sau đó mọi thứ sẽ dễ dàng xử lý hơn, sau khi hồi phục chấn thương không nên chơi thể thao quá sớm mà cần bình phục hoàn toàn.
Những tiến bộ trong điều trị chấn thương thể thao như tái tạo dây chằng với robot, huyết tương giàu tiểu cầu... đã được các bác sĩ tư vấn đến nhiều độc giả trong buổi tọa đàm tối 5/5.