Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Cảnh báo: Nhiều người gặp chấn thương do tập thể thao nhưng không điều trị đúng cách

PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, Viện phó Viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức cảnh báo, nhiều bệnh nhân gặp chấn thương thể thao nhưng không biết, bệnh nhân chịu đau dai dẳng, tìm đến các biện pháp massage, châm cứu, thậm chí tìm thầy lang để nắn, kéo, giật ... khiến bệnh càng nặng thêm, gây ra những hậu quả khó lường.

Đau sau khi tập thể thao, người bệnh tìm thầy lang chữa đau cơ hoặc” cố thủ” tự điều trị

Pgs.ts nguyễn mạnh khánh, phó viện trưởng viện chấn thương chỉnh hình, bệnh viện việt đức cho biết, trong những năm gần đây, viện chấn thương chỉnh hình, bệnh viện việt đức tiếp nhận khá nhiều trường hợp T*i n*n, chấn thương do chơi thể thao. so với những năm trước, các ca chấn thương thường do lao động, sinh hoạt hay T*i n*n, nhưng vài năm trở lại đây, số người đến khám vì các chấn thương thể thao, tập luyện chiếm gần 50% số trường hợp.

Đáng lưu ý là nhiều bệnh nhân đến viện trong tình trạng muộn, hoặc do người bệnh chủ quan. pgs khánh chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân tập cầu lông, khi nhảy lên đánh cầu nhưng tiếp đất không đúng dẫn tới chấn thương gót chân. lúc đầu người bệnh tưởng mình bị bong gân, cố chịu đau đi lại tập tễnh, sau một thời gian không khỏi mới tìm đến bác sĩ thì phát hiện bệnh nhân bị đứt gân gót.

Một số trường hợp đáng tiếc khác là khi chơi thể thao, người bệnh bị đứt dây chằng chéo ở khớp gối 2 - 3 tháng trước, bệnh nhân quyết “ôm chân” để đi. Hay như bệnh nhân khi đến viện, khớp gối lỏng lẻo, phải đeo băng chun đầu gối để đi lại nhưng “cố thủ” không chịu đi khám bệnh, thậm chí có người “chịu đau” hàng năm trời mới đến viện. Theo PGS Khánh, những trường hợp kể trên rất phổ biến, nhưng người dân không biết rằng làm như vậy là “tàn phá” khủng khiếp khớp của mình, thậm chí để lại những biến chứng đáng tiếc như rách sụn chêm thứ phát, mòn sụn, làm giảm tuổi thọ của khớp….

Nhiều bệnh nhân sau khi bị chấn thương do chơi thể thao, cảm thấy căng, đau mỏi… còn tìm đến điều trị bằng massage, châm cứu, giác hút, ngải cứu… đây là cách điều trị không đúng. có bệnh nhân bị chấn thương khớp gối, phần mềm sưng nề, đang có máu tụ trong khớp mà người bệnh lại xoa bóp bằng mật gấu, chườm nóng khiến đầu gối càng sưng hơn, càng gây chảy máu nhiều hơn. hay như sau tập thể thao bị căng cơ quá mức, đau cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cấp lại tìm đến các thầy lang để …. kéo, nắn, giật sẽ làm bệnh càng nặng thêm.

Lời khuyên của bác sĩ giúp người chơi thể thao tránh gặp chấn thương

Pgs.ts nguyễn mạnh khánh cho rằng, cả vận động viên chuyên nghiệp và người chơi thể thao nghiệp dư đều có thế gặp chấn thương khi chơi. chấn thương luôn tiềm ẩn nếu một người tập luyện không đúng cách, có thể gặp ở tất cả các môn thể thao từ cá nhân như xà, tạ, chạy bộ, yoga… đến các môn đối kháng như cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng đá….

Pgs khánh cho biết, nguyên nhân gây ra chấn thương có thể là do người tập không khởi động kỹ, tập luyện không phù hợp với thể trạng và sức khỏe của bản thân, vừa vào tập đã tập với cường độ cao, thời gian dài… . pgs khánh dẫn chứng, một người vừa bắt đầu chạy bộ mà đã chạy tới 10km, cơ thể sẽ không thích ứng được, hay mới nâng tạ đã muốn thử mức tạ 50kg, người có thể trạng nhỏ nhưng tập mới mức độ của người cao to …. tất cả những điều này đều có thể gây ra chấn thương cho bản thân người tập. một trong những nguyên nhân gây chấn thương mà các bác sĩ ở khoa chấn thương thể thao, bệnh viện việt đức thường gặp trong các môn đối kháng như tennis, cầu lông, đá bóng, bóng rổ…. đây là những môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh, trong đó có những động tác như đang chạy dừng đột ngột, rướn, những môn thể thao mà cơ thể chịu lực tì đè, nén ép hay dễ va chạm với đối thủ…..

Pgs khánh cho rằng, có nhiều chấn thương mà người chơi thể thao có thể gặp như các chấn thương phần mềm, căng cơ, giãn dây chằng quanh khớp, trật khớp, trường hợp nặng, người chơi có thể bị đứt gân, đứt dây chằng quang khớp, rách khối cơ chóp xoay … hoặc gãy xương….

Để phòng tránh các chấn thương khi chơi thể thao, pgs khánh khuyên, người muốn chơi thể thao cần hiểu rõ sức khỏe, ngưỡng chịu đựng của bản thân, lựa chọn môn thể thao phù hợp. nếu người chơi thể thao mắc một số bệnh như loãng xương bệnh lý, người bị viêm khớp dạng thấp, người bị gút lâu năm…. dễ gặp chấn thương, những người này cần có sự tư vấn của bác sĩ, lựa chọn môn thể thao phù hợp nếu không muốn bệnh nặng thêm. vì người loãng xương khi tập vận động không phù hợp dễ bị gãy xương, người mắc bệnh khớp khi gặp chấn thương có thể khiến tổ chức quanh khớp bị biến dạng, người bị gút lâu năm, axit uric lắng đọng ở cơ làm giảm sợi collagen dễ bị T*i n*n khi tập….

Bên cạnh đó, người tập thể thao cần khởi động kỹ trước khi tập, nhất là những bộ phận chịu tác động lực khi tập, tập với cường độ từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó tùy theo ngưỡng chịu đựng của mỗi người. nếu gặp bất cứ bất thường nào khi tập, cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn, pgs khánh khuyên.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/canh-bao-nhieu-nguoi-gap-chan-thuong-do-tap-the-thao-nhung-khong-dieu-tri-dung-cach-n147151.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY