Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Em hay tiết nước miếng, bệnh này chữa được không ạ?

Gần đây em hay bị tiết nước miếng nhất là lúc chú ý tới nó. Em cũng không rõ nguyên nhân là gì nhưng chỉ biết nó là do thần kinh của em hay lo sợ.
Và cũng có thể là nguyên nhân đau họng của em do súc miệng bằng nước khi đánh răng ở cổ quá mức. Hiện tại em không dùng Thu*c gì và cũng không bị bệnh gì. Nhưng em hay bị tiết nước miếng ở miệng.

Đứa bạn ngồi cạnh em cũng bị thế, nó bị trước em. Có thể em có bị ảnh hưởng từ thói xấu của nó. Nhưng cho em hỏi bác sĩ là có thể chữa trị chứng bệnh tiết nước miếng ấy không?

Xin cám ơn bác sĩ!

(Henry David)

Chào Henry David,

Nước bọt (nước miếng) của chúng ta được tiết ra chủ yếu bởi 3 cặp tuyến nước bọt: tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới hàm, tuyến nước bọt dưới lưỡi... do thần kinh phó giao cảm chi phối. Mỗi ngày số lượng nước bọt được tiết ra khoảng 0,8 - 1 lít.

Bình thường nước bọt luôn được bài tiết một lượng nhỏ. Trong bữa ăn, do thần kinh phó giao cảm bị kích thích, nước bọt được tăng cường bài tiết qua 2 loại phản xạ:

- Phản xạ không điều kiện: những tác nhân kích thích niêm mạc miệng gây tăng tiết nước bọt như thức ăn, viêm răng miệng, viêm thực quản dạ dày, phụ nữ có thai, trẻ mọc răng...

- Phản xạ có điều kiện: các tác nhân liên quan đến ăn uống như mùi vị, màu sắc món ăn, giờ giấc ăn, những lời nói, tiếng động, ý nghĩ liên quan tới ăn uống...

Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt như: tăng hoạt động của thần kinh phó giao cảm do bệnh hay do dùng Thu*c (như clozapin); bệnh đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản; tổn thương tại vùng miệng, hầu họng, thực quản như viêm hoặc u, cao răng, viêm nướu răng, sâu răng, loét miệng…

Trường hợp của em, khi em nghĩ tới hay chú ý tới thì bị tiết nhiều nước bọt, có thể thuộc nhóm phản xạ có điều kiện. Trước tiên, em đừng quan tâm và đừng tập trung nghĩ tới chuyện tiết nước bọt nữa.

Trước tiên, em cần khám chuyên khoa Răng hàm mặt, sau khi đã loại trừ được bệnh lý răng hàm mặt mới nghĩ đến các bệnh lý khác, em nhé.

Chúc em luôn có sức khỏe tốt!

BS chuyên khoa của AloBacsi

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Chương trình được tài trợ bởi nhãn hàng NattoEnzym.

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/em-hay-tiet-nuoc-mieng-benh-nay-chua-duoc-khong-a-n182606.html)

Tin cùng nội dung

  • Khối u tuyến nước bọt hầu hết là lành tính và thường được phát hiện ở tuyến mang tai.
  • Viêm tuyến mang tai là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut, nấm hoặc dị ứng.
  • Nanh sữa là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng.
  • Phát hiện sớm bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị được thuận lợi. việc trẻ được chăm sóc và theo dõi sát giúp hạn chế những rủi ro có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe của trẻ.
  • Chứng hôi miệng xảy ra ở một số người đã làm cho họ giảm sút sự tự tin trong giao tiếp, thậm chí tạo nên mặc cảm của bản thân khi tiếp xúc với những người ở chung quanh. Do vậy cần có biện pháp điều trị nhằm khắc phục nhược điểm.
  • ​Chiều ngày 22/9/2015, các bác sĩ bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh đã phẫu thuật cắt bỏ khối u to (đường kính 10 cm, nặng gần 400gr) đã có nhiều năm ở cổ cho người bệnh Nguyễn Thị P., 79 tuổi, trú tại xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
  • Nước bọt là một trong những loại thể dịch khá quan trọng do tuyến nước bọt ở miệng tiết ra. Tuy nhiên ít người biết rằng đó là một thứ dịch có rất nhiều lợi ích.
  • Em Lê Hữu G., 14 tuổi, nhà ở xã Thới Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang, vào phòng khám vì bìu sưng to. Bác sĩ khám thấy tinh hoàn phù nề, căng đỏ, rất đau.
  • Thận là cơ quan chủ yếu đào thải Thuốc ra khỏi cơ thể. Ngoài thận, Thuốc còn được đào thải qua mật, phân, tuyến nước bọt, mồ hôi, hơi thở, sữa mẹ...
  • Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY